Công phá “giả định nhận thức” để sáng tạo
- 4 vấn đề khi sử dụng các phương tiện truyền thông tổng hợp
- Ý tưởng từ...xDay mà ra!
- Ý tưởng từ đâu mà ra?
“Chúng ta không sáng tạo được là vì đã hình thành cho mình một số giả thiết hay giả định ngầm trong quá trình lớn lên. Phá được những giả định đó là có thể sáng tạo”, TS. Phan Phương Đạt – Giám đốc FUNiX – chia sẻ.
“Sáng tạo là suy nghĩ và hành động khác biệt theo cách thức hữu dụng và hiệu quả với ba điều kiện: Mới lạ (khác biệt), có giá trị (hữu dụng), khả thi (hiệu quả)”, diễn giả Phan Phương Đạt nói.
Trong phần xTalk tại xDay 28 HCM, diễn giả của chúng ta đã chỉ ra một trong những phương pháp mang lại sự sáng tạo hiệu quả chính là SIT. Đây là phương pháp tư duy kiểu mới có tính ứng dụng cao, mang lại hiệu quả tốt cho các doanh nghiệp nếu biết áp dụng một cách hợp lý, đặc biệt là đối với các nhà quản lý nói chung và quản lý kinh doanh nói riêng.
Dưới đây là một số nội dung đã được lọc ra có thể hữu ích với bạn đọc. Để chi tiết hơn, mời các bạn cùng xem lại bài chia sẻ của Giám đốc FUNiX Phan Phương Đạt về sáng tạo và đối chiếu các time code để theo dõi những nội dung bổ ích tương ứng. Các bạn cũng có thể xem bài trình bày đầy đủ tại đây.
02:27 Sáng tạo đến từ đâu? Sáng tạo có thể đến đến từ việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, từ việc khảo sát thị trường hay từ sáng tạo công nghệ… Ngoài ra còn có phương pháp SIT với 3 yếu tố Khác biệt, Hữu dụng và Hiệu Quả.
05:07 Sự khác biệt giữa Creativity (sáng tạo) và Innovation (cách tân)
07:07 Trẻ con luôn sáng tạo. Vì sao trẻ con làm được còn người lớn thì không?
08:22 Nguyên nhân cản trở sáng tạo chính là giả định ngầm. Những ví dụ thực tế thú vị về giả định ngầm.
10:33 Thí nghiệm thực tế về giả định ngầm: Bài toán cây nến là ví dụ cho nguyên nhân Cố định về nhận thức gồm cố định về chức năng và cấu trúc. Phá được những cố định đó là có thể sáng tạo. Nhưng vấn đề là chúng ta không nhìn thấy chúng để phá vì chúng ta chỉ thấy khi chúng bị phá.
14:39 Cái khó ló cái khôn (close world). Vậy cái gì kích thích sáng tạo? Hạn chế hay vô hạn?
16:35 Sự khác nhau giữa “outside the box” và “inside the box”?
18:47 Nguyên tắc số 1 của SIT: Close world – Thế giới đóng. Sáng tạo ở ngay cạnh bạn.
19:58 Những kiểu mẫu (Patterns) sáng tạo cũng giống như những kiểu mẫu trong lập trình. Và với những kiểu mẫu này thì bất kỳ cá nhân nào cũng có thể sáng tạo được, và ở bất kỳ quy mô nào.
22:36 5 kỹ thuật để Sáng tạo hay còn gọi là Cách tân ngũ tuyêt bao gồm: Loại bớt, Phân chia, Nhân Bản, Hợp nhiệm, Thuộc biến. Đây là những kỹ thuật có thể áp dụng lên mọi sản phẩm.
23:36 Kỹ thuật Loại bớt – Substraction và ví dụ cụ thể
26:06 Kỹ thuật Phân chia – Division
28:12 Kỹ thuật Nhân bản – Multiplication
30:00 Kỹ thuật Hợp nhiệm – Task Unification và ví dụ thú vị
31:23 Kỹ thuật Thuộc biến – Altribute Dependency
34:00 Khái niệm Form follows Function (Hình phải theo ý). Chức năng thế nào thì hình phải như thế.
34:30 Nguyên tắc thứ hai thể hiện được bản chất của SIT: Hình trước ý sau. Có đáp án rồi mới đi tìm lời giải. Áp dụng nhiều trong các hoạt động tái chế.
37:20 Tổng kết và Ứng dụng
-SIT hay còn có tên gọi khác là “suy nghĩ trong hộp” là nguồn cung sáng tạo #4 (cách tân)
-Muốn sáng tạo cần phá các giả định ngầm
-SIT có 2 nguyên tắc và 5 kỹ thuật
Huyền Trang – Vân Anh
Bình luận (0
)