Đây là thời đại mà việc đặt câu hỏi quan trọng hơn câu trả lời
Đó là nhận định của CEO FUNiX Lê Minh Đức, đưa ra tại Hội thảo Chuyển đổi số giáo dục K12 diễn ra vào ngày 1/12 tại ĐH Quốc Gia Hà Nội.
- Giải pháp đào tạo nhân sự doanh nghiệp trong kỷ nguyên AI
- Hệ thống đào tạo trực tuyến LMS là gì? Cách học online mới cho các bạn đi làm
- Hệ thống e learning bao gồm những gì? Xu hướng mới trong năm 2024
- Trung tâm Công nghệ chuyên sâu xSeries ra mắt môn Xây dựng chương trình đào tạo với ChatGPT
- CEO FUNiX: Các bạn gái học công nghệ rất xuất sắc, thông minh và… rất cuốn hút
Tại hội thảo, CEO FUNIX đã có bài tham luận với chủ đề “Chiến lược phát triển giảng dạy tích hợp trong xu hướng phát triển của công nghệ số”. Trong đó, bà đã chia sẻ về kinh nghiệm tích hợp các công nghệ mới trong công tác đào tạo tại trường Mây.
Đại diện FUNiX cho rằng sự ra đời của Internet và Google đã dẫn đến một sự thay đổi đáng kể về tư duy học tập. Ngày nay, biết cách đặt câu hỏi mới là kỹ năng quan trọng nhất, bởi với lượng thông tin khổng lồ trên Internet, chỉ cần đặt câu hỏi đúng, bạn có thể dễ dàng tìm câu trả lời nhờ Google và hiện tại cả chatGPT.
Bởi vậy, phương thức học tập tại FUNiX dựa trên hỏi – đáp. Đơn vị đã phát triển một hệ sinh thái tích hợp nhiều công nghệ để khuyến khích người học đặt câu hỏi. Trong đó, hệ thống Ask Mentor kết nối tức thời học viên với mạng lưới hàng nghìn mentor là chuyên gia trong lĩnh vực mình đang học. Nhà trường cũng đã xây dựng cộng đồng học viên hoạt động sôi nổi trên ứng dụng Discord, cho phép người học tự do đặt câu hỏi, học hỏi kinh nghiệm từ những bạn đi trước. Tháng 1/2023, hệ thống được bổ sung thêm một lựa chọn hỏi đáp với chatGPT, tạo điều kiện để học viên có thể thoải mái đặt những câu hỏi mà họ có thể không tự tin để hỏi người khác.
Trong gần một năm qua, ChatGPT đã trả lời hàng trăm nghìn nghìn câu hỏi của học viên FUNiX. Nhiều câu hỏi chuyên môn về lập trình, kỹ thuật code, kiến thức công nghệ được học viên khai thác qua chatbot này. Ứng dụng cũng đưa ra các câu trả lời hữu ích khi học viên quan tâm tới định hướng nghề nghiệp IT, cách tự học hiệu quả…
Theo bà Lê Minh Đức, sau một thời gian triển khai chatGPT, nhà trường nhận thấy câu hỏi gửi đến mentor thậm chí còn tăng hơn trước. Điều này là bởi ChatGPT đã tăng sự tự tin, cung cấp nhiều kiến thức nền, cơ bản cho học viên. Lúc này mentor của nhà trường không cần chia sẻ nhiều kiến thức cơ bản nữa mà dành thời gian chia sẻ nhiều hơn về những kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế của mình.
Đánh giá về ảnh hưởng của chatGPT đến việc đánh giá kết quả đầu ra, CEO FUNiX cho biết, FUNiX không lo ngại về nguy cơ gian lận bởi các phiên thi tại trường là thi vấn đáp 1:1 nên chất lượng khảo thí luôn được bảo đảm.
Hội thảo Chuyển đổi số giáo dục K12 nằm trong khuôn khổ Diễn đàn “Công nghệ và Chuyển đổi số Giáo dục Edtech Việt Nam 2023”. Chương trình được chủ trì bởi Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, chỉ đạo Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI) phối hợp với Hội tự động hóa Việt Nam, Viện Công nghệ thông tin – VNU, các cơ quan liên quan và được sự bảo trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Diễn đàn thu hút sự tham gia của đại diện nhiều bộ, ban, ngành, lãnh đạo các trường đại học, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Tại sự kiện, các chuyên gia về giáo dục đã trao đổi, nhìn nhận, đánh giá những khó khăn trong quá trình chuyển đổi số và đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số giáo dục các cấp, bao gồm giáo dục các khối K12, đại học và chuyên nghiệp.
Vân Nguyễn
Bình luận (0
)