Học suốt đời -  cách tốt nhất để không bị tương lai đào thải

Học suốt đời –  cách tốt nhất để tương lai không bị đào thải

Tin tức 02/03/2017

Phần chia sẻ về giá trị của tự học của nhà sáng lập FUNiX Nguyễn Thành Nam tại sự kiện STEMCON Vietnam 2017 đã nhận được sự đồng tình lớn của các diễn giả, khách mời tham gia sự kiện.

Hội nghị STEMCON Vietnam 2017 do Liên minh Hợp tác Giáo dục Đại học Ngành Kỹ thuật (HEEAP) và các đối tác tại Việt Nam tổ chức với mục nhằm thúc đẩy phát triển các ngành nghề trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Với chủ đề: “Thúc đẩy tương lai Việt Nam: Tạo cảm hứng cho sinh viên, Sáng tạo, Giáo dục và Doanh nghiệp để đổi mới” đã thu hút sự quan tâm của nhiều đơn vị giáo dục, đào tạo công nghệ thông tin trên cả nước.

Đại học trực tuyến FUNiX với triết lý giáo dục cho mọi người, cùng quan điểm công nghệ thông tin là kỹ năng cần thiết cho kỷ nguyên số đã tham gia sự kiện này với phần chia sẻ về tự học suốt đời của nhà sáng lập Nguyễn Thành Nam.

Toàn cảnh STEMCON Vietnam 2017
Toàn cảnh STEMCON Vietnam 2017

Mở đầu, cha đẻ FUNiX nêu bật sự cần thiết của tự học suốt đời:

“Giáo sư Leland Hartwell, (giải thưởng Nobel của Đại học Arizona) đã mở màn đại ý: Không ai đoán định được tương lai, nên học suốt đời (lifelong learning) là cách tốt nhất để không sẽ bị tương lai đào thải. Trong khi đó các trường đại học lại được thiết kế để học tập trung và trong một khoảng thời gian cố định, thường là khi người ta còn trẻ. Nên thực tế là chưa ai có lời giải cho việc làm thế nào để người ta có thể học suốt đời cả. Các bạn cứ tha hồ thử nghiệm.”

Sau đó, Hiệu trưởng đã nói đến bản chất việc học suốt đời là nhu cầu của những cá nhân luôn muốn vươn lên và sống sót trong môi trường cạnh tranh khốc liệt:

“Thực ra thì cũng chẳng phải đến lúc giáo sư nói người ta mới nghĩ. Nhất là dân ta. Quen tự thân vận động. Kiểu gì cũng phải tự học suốt đời rồi. Vấn đề là trường đại học sẽ dạy cái gì và trong bao lâu là tốt nhất để làm mồi cho quá trình “tự thân vận động” đó

Nhớ lại chuyện ở ta. Năm nào cũng lụt. Năm nào cũng có trẻ em chết đuối. Năm nào cũng ầm ầm lên phải dạy trẻ em học bơi. Nhưng bể bơi đâu, tập luyện thế nào, giáo viên đâu, etc thì chịu chết. Vấn đề lớn nhất nữa là khoát tay đẹp, bơi trong bể giỏi, đến lúc lũ lụt vẫn chết vì không ai có thể dự đoán được dòng lũ. Nên đâu vẫn hoàn đấy. Vẫn chết, trừ những người lấy bơi làm nghề kiếm ăn.”

Từ đó, hiệu trưởng đề cập đến vấn đề quan trọng nhất của việc làm thế nào để phát triển, đó là tự học suốt đời, học có phương pháp riêng khác với mô hình truyền thống:
Có giáo sư IT về hưu Khúc Trung Kiên đã phát kiến được một phương pháp khá hay. Thực ra là để không chết đuối, không nên học bơi. Mà phải học bơi lâu, bơi bao nhiêu cũng được. Và mấu chốt của việc bơi lâu là việc học thở trong nước hay nôm na là học lặn. Nếu quen cách thở trong nước rồi, thì cứ bám theo dòng nước thôi, bơi nhanh hay chậm tùy theo năng lực. Nói là làm, giáo sư mở lớp trực tuyến trên facebook. Anh em theo đó tự học, bơi được, thoát chết, gọi về cám ơn rối rít.

Các bạn có thấy quen quen không?

Đời bây giờ như dòng sông chảy xiết trong mùa lũ, đại học thì chỉ như cái vũng trâu đầm toen hoen trước nhà. Muốn tìm được cách dạy cho người học có thể học suốt đời, thì các thầy cô không thể làm theo cách truyền thống. Mà cũng chẳng nghe ai được. Giáo sư Leland đã bảo, chưa ai có lời giải sao.

Phải tự mình nhảy vào xuống sông thôi.

PS: Giáo sư Kiên tự cho là đã tìm được phương pháp học “lặn” cho các lập trình viên, bảo đảm bơi thoải mái vượt thác số. Mở lò tại Đại học FPT Đà Nẵng.

Tự học
Tự học suốt đời  là cách sống sót trong kỷ nguyên số.

Khu vực ASEAN từ lâu đã được các chuyên gia nhận định là đang chịu nhiều áp lực để mở rộng và tăng cường các chương trình học tập phục vụ cho các ngành Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Chính thực tế đó này đã truyền cảm hứng cho các nhà giáo dục tìm ra nhiều cách để khuyến khích suy nghĩ của học sinh, cùng tham gia với các ngành công nghiệp nhằm đảm bảo cho sự liên hệ với các kiến thức mà sinh viên được học.

Tri thức không quan trọng bằng con đường tìm đến tri thức. Đường đi càng mới, càng hay, càng thú vị, chúng ta đi càng hăng say và luôn luôn duy trì được nhịp điệu cho mình, từ đó luôn phát triển. Đó là mấu chốt của việc học suốt đời. Đó cũng là những gì FUNiX đang truyền đạt tới sinh viên bằng cách rèn luyện thói quen tự học, tư duy hiện đại và gắn việc học với công việc và tạo ra giá trị vật chất, từ đó hình thành cho các bạn sinh viên sự say mê với việc học, luôn phấn đấu trên con đường của mình.

Câu chuyện học suốt đời mà FUNiX đang theo đuổi cũng chính là cách để mỗi cá nhân tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên số nhiều biến đổi hiện nay.

Mai Phương

Đại học trực tuyến FUNiX – funix.edu.vn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!