Lập trình nhúng dùng ngôn ngữ gì? 3 ngôn ngữ phổ biến nhất hiện nay
- Học lập trình nhúng online: Nên hay không nên? Câu trả lời ngay bên dưới
- Lập trình nhúng ở Việt Nam có những cơ hội nghề nghiệp gì?
- Sinh viên ngành lập trình nhúng cơ điện tử sau làm gì?
- Review mức lương của lập trình nhúng FPT trong năm 2024
- Review khóa học lập trình nhúng c tốt nhất dành cho người mới bắt đầu
Table of Contents
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi lập trình nhúng dùng ngôn ngữ gì cùng những thông tin liên quan khác và gợi ý khóa học lập trình nhúng chất lượng. Mời bạn cùng theo dõi nội dung chi tiết.
1. Lập trình nhúng dùng ngôn ngữ gì?
Trước tiên để trả lời câu hỏi này, việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình nhúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể:
- Yêu cầu về hiệu suất: Trong trường hợp thiết bị nhúng yêu cầu hiệu suất cao, bạn nên sử dụng các ngôn ngữ lập trình như C/C++ hoặc Assembly.
- Yêu cầu về khả năng tương thích: Trong trường hợp thiết bị nhúng cần khả năng tương thích với nhiều nền tảng khác nhau, bạn nên sử dụng các ngôn ngữ lập trình cấp cao như Java hoặc Python.
- Yêu cầu về khả năng phát triển nhanh: Trong trường hợp thiết bị nhúng cần khả năng phát triển nhanh, bạn nên sử dụng các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng như Python hoặc C#.
- Yêu cầu về sở thích và nhu cầu cá nhân: Việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình còn phụ thuộc phần lớn vào trình độ của người dùng và nhu cầu tạo ra phần mềm nhúng có đặc trưng như thế nào. Từ đó lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp.
2. 3 ngôn ngữ lập trình nhúng phổ biến nhất
Dưới đây là top 3 ngôn ngữ lập trình nhúng phổ biến nhất, mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung chi tiết:
2.1. C++
C++ là một trong những ngôn ngữ lập trình nhúng phổ biến nhất, phát triển vào năm 1979 bởi nhà khoa học máy tính Bjarne Stroustrup. Đặc trưng nổi bật nhất của ngôn ngữ lập trình nhúng này là tính linh hoạt, phổ biến. Bên cạnh đó, C++ còn hỗ trợ người dùng kiểm soát phần cứng, giúp máy tính tương tác với mã code tốt hơn. C++ được sử dụng trong hầu hết các thiết bị nhúng, từ các thiết bị đơn giản đến các thiết bị phức tạp, phát triển phần mềm cho các hệ thống tự động hóa, chẳng hạn như hệ thống điều khiển công nghiệp và hệ thống giám sát.
>>> Xem thêm bài viết: Có nên theo mảng lập trình nhúng không? Đối tượng phù hợp
2.2. Java
Java là ngôn ngữ lập trình nhúng ra đời vào năm 1995, được phát triển bởi James Gosling sau đó chuyển nhượng lại cho Oracle. Trải qua nhiều năm chỉnh sửa, cải tiến, Java ngày càng được trang bị nhiều tính năng nổi bật như máy ảo, thư viện với hệ sinh thái khổng lồ, hoạt động dựa trên nguyên tắc khép kín, bảo mật tốt,… Ngoài ra, Java cũng là ngôn ngữ đa nền tảng, nhúng được nhiều phần mềm khác nhau và tương thích với nhiều hệ điều hành, thân thiện với môi trường, phù hợp với người đang chập chững viết code.
>>> Xem thêm bài viết: Lập trình hệ thống nhúng và thời gian thực có gì khác biệt?
2.3. Python
Python là ngôn ngữ lập trình nhúng ra mắt vào năm 1989 bởi nhà khoa học máy tính nổi tiếng Guido Van Rossum. Cho đến thời điểm hiện tại, Python đã trở thành ngôn ngữ được nhiều người dùng ưa chuộng. Dù không quá phổ biến như Java hay C++ nhưng Python vẫn khẳng định vị thế của mình nhờ hệ thống câu lệnh, cú pháp đơn giản, hệ thống Framework hoàn chỉnh, hỗ trợ viết code trong quá trình nhúng phần hiệu quả, đạt năng suất cao. Theo đó, Python được sử dụng để phát triển phần mềm cho các thiết bị IoT, chẳng hạn như đèn thông minh, cảm biến, và thiết bị đeo,…
3. Một số ngôn ngữ lập trình nhúng khác
Bên cạnh 3 ngôn ngữ lập trình nhúng phổ biến kể trên, bạn cũng có thể lựa chọn những ngôn ngữ sau nếu có nhu cầu. Cụ thể:
- C#: C# là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, được sử dụng trong một số thiết bị nhúng, đặc biệt là các thiết bị có yêu cầu về khả năng tương thích với .NET Framework.
- Rust: Rust là một ngôn ngữ lập trình hệ thống, được sử dụng trong một số thiết bị nhúng, đặc biệt là các thiết bị có yêu cầu về khả năng kiểm soát chi tiết phần cứng và hiệu suất cao.
- Assembly: Assembly là một ngôn ngữ lập trình cấp thấp, được sử dụng trong một số thiết bị nhúng, đặc biệt là các thiết bị có yêu cầu về khả năng kiểm soát chi tiết phần cứng ở mức độ thấp nhất.
>>> Xem thêm bài viết: Lập trình nhúng là gì? Học lập trình nhúng ra trường làm gì?
4. Gợi ý khóa học lập trình nhúng tại FUNiX
Sau khi lựa chọn được ngôn ngữ phù hợp, bạn có thể bắt tay vào học lập trình nhúng ngay. Trong trường hợp bạn phân vân, không biết “chọn mặt gửi vàng” ở đâu thì có thể tham khảo khóa học lập trình nhúng IOT với LUMI của FUNiX. Trải qua nhiều năm phát triển, FUNiX tự hào là đơn vị đào tạo lập trình hàng đầu Việt Nam, cũng là đơn vị duy nhất tại Việt Nam mà học viên có thể học chương trình quy đổi tín chỉ đại học sớm với 4 đối tác đại học uy tín trong nước và quốc tế: ĐH. FPT, ĐH Cần Thơ, ĐH CityU (Mỹ) và ĐH Deakin (Australia).
Khi lựa chọn khóa học lập trình nhúng tại FUNiX, bạn sẽ được trải nghiệm chương trình đào tạo chất lượng – bài bản với những học phần như:
- C Programing (Lập trình C)
- Introduction to IoT and Embedded C for Microcontroller (Tổng quan về IoT và lập trình C nhúng cho vi điều khiển)
- Advance Embedded C for Microcontroller (Lập trình C nhúng cho vi điều khiển nâng cao) Wireless Network Protocol (Mạng truyền thông không dây)
- Thực tập làm sản phẩm IoT tại doanh nghiệp hoặc Final Project (thay thế việc thực tập) (Đồ án cuối khóa).
Sau khi kết thúc khóa học, cơ hội nghề nghiệp của học viên sẽ rộng mở khi được trải nghiệm nhiều vị trí công việc khác nhau như Firmware Engineer, Embedded Software Engineer… tại nhiều công ty lớn: Samsung, LG, Panasonic, Viettel, FPT…
Không chỉ vậy, học viên còn được trải nghiệm môi trường học tập lý tưởng với nhiều ưu điểm như:
- Học viên sẽ có thể chủ động trong việc học tập, không bị rào cản về thời gian và địa điểm xa gần với hình thức online 100%
- Đội ngũ hơn 5000+ Mentor sẵn sàng hỗ trợ hỏi đáp 1-1 mỗi khi học viên cần.
- Mỗi học viên sẽ có Hannah đồng hành trong xuyên suốt khóa học tại FUNiX, họ theo dõi xuyên suốt tiến trình học và giúp học viên giải đáp những thắc mắc nếu có
Nếu bạn tò mò về khóa học, muốn tìm hiểu chi tiết hoặc đăng ký ngay thì đừng quên truy cập vào đường link bên dưới nhé:
>>> Xem thêm một số bài viết tại:
Lập trình nhúng cần học những gì? 6 kiến thức & kỹ năng cần trang bị
Lập trình nhúng là làm gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
Thị trường lập trình nhúng tuyển dụng sôi động 2023. Gợi ý bạn những kỹ năng cần thiết
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong giáo dục đổi mới
Cơ hội làm việc toàn cầu với ngành trí tuệ nhân tạo AI
Top 8 ý tưởng dự án trí tuệ nhân tạo hàng đầu năm 2023
Nguyễn Thị Ngọc Hân
Bình luận (0
)