Nhóm sinh viên FPT Polytechic vào chung kết ChatGPT Hackathon

Nhóm sinh viên FPT Polytechnic vào chung kết ChatGPT Hackathon

Tin tức 07/05/2023

Với ý tưởng xây dựng nền tảng khóa học trực tuyến tích hợp ChatGPT, nhóm 5 sinh viên CNTT đến từ FPT Polytechnic đã xuất sắc giành vé vào chung kết cuộc thi ChatGPT Hackathon, diễn ra chiều 6/5.

Nhóm gồm 5 sinh viên: Trương Xuân Phương; Đỗ Quang Anh; Hoàng Ngọc Phương Chi; Nguyễn Mậu Nam Dương và Đặng Phương Nam đều là sinh viên đang theo học kỳ 6 ngành CNTT của FPT Polytechnic.

Sản phẩm mà các bạn sinh viên FPT Polytechic thực hiện là website học tập lấy và tích hợp một số tính năng đặc biệt là ChatGPT để hoàn thiện hơn. Theo đó,người dùng sẽ được dùng tất cả các chức năng của trang web mà không phải trả bất kỳ một chi phí nào. Với tất cả các câu hỏi về lập trình, ChatGPT có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu khổng lồ để tìm kiếm câu trả lời, và cung cấp cho người dùng các ví dụ về mã và hướng dẫn để giúp họ hiểu các khái niệm lập trình phức tạp. Điều này có thể đặc biệt hữu ích cho những người mới bắt đầu học lập trình.

 sinh viên FPT Polytechnic
Nhóm sinh viên Study Space gồm 5 bạn: Trương Xuân Phương; Đỗ Quang Anh; Hoàng Ngọc Phương Chi; Nguyễn Mậu Nam Dương và Đặng Phương Nam đều là sinh viên FPT Polytechnic, ngành CNTT.

Với nền tảng này, người dùng có thể học tập và luyện tập các ngôn ngữ lập trình ngay trên trang web. Khi thực hành viết mã trên môi trường viết mã tích hợp, họ có thể viết và kiểm tra ở cùng một nơi và nhận phản hồi từ ChatGPT, giúp việc học và thực hành trở nên dễ dàng hơn.

Ưu điểm của sản phẩm là có thể tích hợp chatGPT để gợi ý hoặc giải thích cho người học các lỗi xảy ra trong quá trình thực hành thông qua các Test Case bị lỗi. Người học cũng luôn được cập nhật các khóa học và bài tập để bắt kịp với xu hướng về công nghệ. Ngoài ra, nền tảng còn chia các học phần từ cơ bản đến nâng cao giúp người học dễ dàng tiếp thu từ những kiến thức cơ bản nhất.

Theo Xuân Phương, ChatGPT là một AI hỗ trợ tạo ra các cuộc trò chuyện tự động và trả lời câu hỏi về đa dạng các chủ đề, lĩnh vực khác nhau, khi được tích hợp vào nền tảng Study Space, người dùng chỉ cần soạn “Cách sử dụng  ….”, thì hệ thống sẽ trả lại cho người dùng câu trả lời đầy đủ, từ đó người dùng sẽ biết những lỗi sai của mình đang gặp phải trong quá làm bài tập hay phương hướng để thực hiện.

Việc đăng ký sử dụng tài khoản Plus của ChatGPT chưa thực sự dễ dàng, trong khi tài khoản thường bị hạn chế một số tính năng, việc tích hợp này sẽ giúp người dùng có thể sử dụng đầy đủ tính năng mà không cần phải tạo một tài khoản ChatGPT riêng. Thay vì cần có tài khoản ChatGPT thì người dùng chỉ cần đăng nhập trên nền tảng đã được tích hợp sẵn để sử dụng.

“Dựa vào các chức năng nổi bật đã được đề cập ở trên, người dùng hoàn toàn có thể tự học lập trình tại nhà theo đúng lộ trình mà không sợ đi sai hướng” – trưởng nhóm Trương Xuân Phương chia sẻ.

Các bạn trẻ tiết lộ, ngay sau khi tìm hiểu về cuộc thi thì nhóm đã nhận thấy đây là một sân chơi thú vị, giúp các bạn được hiện thực hóa những dự định của mình, được cọ xát thực tế và chinh phục những phần thưởng hấp dẫn. Hơn cả, các bạn được thỏa sức theo đuổi đam mê cũng như khám phá sức mạnh của ChatGPT, tự tay mình triển khai các sản phẩm mơ ước với ứng dụng đang “hot” này.

Lý do lựa chọn đề tài của nhóm là các bạn đánh giá cao tiềm năng của lập trình trực tuyến. “Hiện nay, hình thức học trực tuyến đã trở nên rất phổ biến và đang có khá nhiều các nền tảng học tập như Codelearn, Udemy, … Thế nhưng, qua trải nghiệm của mình, chúng em nhận thấy các nền tảng này vẫn còn một số các hạn chế về sự tương tác, thời gian, khó thực hành… Chúng em sẽ tự tìm kiếm giải pháp cho những điểm hạn chế này” – Phương nói.

Để tiến được vào vòng Chung kết, nhóm đối mặt nhiều khó khăn về công nghệ, teamwork… Tuy vậy, với tinh thần cầu thị, mỗi thành viên trong đều lắng nghe tiếp nhận ý kiến của nhau để cùng đưa ra giải pháp tốt nhất. Trước giờ G, các bạn trong đội cho biết mình sẽ đặt mục tiêu giành giải thưởng cao nhất từ cuộc thi và nỗ lực 100% để đạt được mục tiêu này.

 

FUNiX tổ chức cuộc thi lập trình “ChatGPT Hackathon” từ ngày 4/4 đến 7/5 cho sinh viên trong nước và quốc tế với tổng giải thưởng hơn 100 triệu đồng. Đề bài của cuộc thi là “Xây dựng một ứng dụng phần mềm, trong quá trình xây dựng yêu cầu sử dụng ChatGPT”. 

Cuộc thi diễn ra dưới hình thức trực tuyến bằng ngôn ngữ tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Người tham gia đăng ký dự thi theo đội nhóm có từ 3 đến 5 người.

ChatGPT Hackathon gồm hai vòng: Sơ loại và Chung kết. Ở vòng đầu tiên, các đội đăng ký và gửi ý tưởng sản phẩm về cho ban tổ chức. 7 đội xuất sắc vượt qua vòng Sơ loại sẽ cùng tranh tài lập trình trong Chung kết để vừa hoàn thiện sản phẩm, vừa chỉnh sửa, thuyết trình, trình bày sản phẩm và phản biện các câu hỏi của ban giám khảo.

Chung kết dự kiến diễn ra vào ngày 7/5. Cơ cấu giải thưởng bao gồm một giải Nhất trị giá 20 triệu đồng; một giải Nhì trị giá 10 triệu đồng; một giải Ba trị giá 7 triệu đồng và một giải tiềm năng trị giá 5 triệu đồng. Mỗi giải thưởng đều được tặng một tài khoản học trên nền tảng Udemy trong một năm, trị giá 360 USD và một khóa học bất kỳ tại FUNiX tương đương 10 triệu đồng.

Vân Nguyễn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại