Tại sao nên thử đổi đời với nghề tester?
- Những điều Tester nữ nên làm để phát triển sự nghiệp
- Nữ giới ngoài 30 theo nghề Kiểm thử phần mềm được không
- Lý do nữ giới phù hợp với nghề kiểm thử phần mềm
- Sự thật về nghề Tester mà bạn nên biết sớm
- Mất phương hướng khi học Tester online nên làm gì?
Table of Contents
Cái tên “Tester” ở Việt Nam hiện nay không những được biết tới rộng rãi trong ngành công nghiệp phần mềm mà còn được tung hô là một xu hướng “hot”. Search trên Google từ khóa “tuyển dụng tester 2017”, bạn sẽ nhận được 213.000 kết quả trong vòng 0,74 giây.
Tester là một nhân vật “máu mặt”
Trong cuộc đua công nghệ gay gắt để đưa ra những sản phẩm mạnh hơn, nhanh hơn, chính xác hơn và rẻ hơn, thành quả không chỉ được làm nên bởi những đội ngũ R&D sáng tạo và mạo hiểm. Nó còn được đảm bảo bởi những con người âm thầm nhưng không kém phần quan trọng đứng ở phía sau, chính là Test Engineer! Bởi lẽ, việc hoạch địch chiến lược nghiên cứu và ứng dụng của các Test Engineer ảnh hướng lớn đến tài chính của các công ty công nghệ. Còn đối với khâu sản xuất, ngành testing chính là sự đảm bảo cho các sản phẩm đạt chuẩn các tiêu chuẩn kỹ thuật đã đề ra. Không những vậy, khâu hậu mãi cũng không thể tồn tại nếu thiếu các Tester bởi họ giúp ghi nhận các ý kiến, đề xuất hoặc các báo cáo hỏng hóc từ người sử dụng, từ đó đưa ra những điều chỉnh công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.
Ngoài ra, nếu ở nước ngoài, tại các công ty phần mềm cần có tới 4 tester cho trung bình cứ 1 lập trình viên. Riêng tại Việt Nam thì tỉ lệ này giảm xuống còn 1:5, nghĩa là 1 tester tương ứng với 5 lập trình viên và chỉ có những công ty phần mềm lớn mới có đội ngũ nhân viên tester.
Nhận thức được vai trò rất quan trọng của ngành testing, không ít các công ty CNTT đã mạnh tay chi một khoản ngân sách lớn cho nó. Đây là những ví dụ điển hình: Cisco System dành hơn 6% tổng chi phí vào trong ngành testing trong cả 2 khâu tiền sản xuất (pre-audit) và hậu mãi (post-sale). Với Oracle hay Microsoft, con số này có thể cao hơn lên tới hàng tỷ USD hàng năm.
Một điều làm nên sức hút không thể chối từ cho nghề Testing chính là mức lương “khủng”. Theo khảo sát của cộng đồng VNTesters (2016), mức lương cao nhất mà Tester có thể nỗ lực chạm tới là 35 triệu đồng/tháng.
Bảng kết quả khảo sát lương TESTER năm 2016
Số năm kinh nghiệm
Avg (Min -> Max) |
Lương hiện tại
Avg (Min -> Max) |
Mong muốn
Avg (Min -> Max) |
0.84 (0 -> 1.5) | 6.58 (1 -> 12) | 9.32 (6 -> 15) |
2.73 (2 -> 3.5) | 10.13 (5 -> 18) | 14.19 (7 -> 24) |
4.82 (4 -> 7) | 13.8 (8 -> 20) | 18.12 (10 -> 30) |
8.75 (7.5 -> 11) | 21.17 (12 -> 35) | 27.67 (15 -> 55) |
Môi trường hoàn hảo cho những ai ưa thách thức
Trong khi các kỹ sư phát triển phần mềm thường làm việc với một hoặc nhiều khâu của phần mềm, thì các kỹ sư kiểm thử phần mềm (tester) có cơ hội làm việc trên sản phẩm từ A đến Z (sản phẩm mang tính hoàn chỉnh hơn một phần mềm) và ở cấp độ chi tiết sâu hơn. Chính vì thế, việc kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp đòi hỏi bạn phải có sự phối hợp các kỹ năng gồm kiểm thử phần mềm, kỹ thuật công nghệ thông tin, chuyên môn miền (domain), quản lý dự án và kỹ năng truyền thông. Bạn còn phải sở hữu nhiều kỹ năng truyền thông và ngôn ngữ (chẳng hạn tiếng Anh nếu bạn làm việc với một nhóm phát triển của Mỹ).
Cơ hội học hỏi vô biên
Chính sức ép kể trên của công việc kiểm thử buộc bạn phải không ngừng học hỏi, rèn luyện và thay đổi. Bạn phải liên tục nắm bắt những giải pháp kiểm thử mới để bắt kịp các phương pháp phát triển, những công nghệ nền tảng mới, những sáng kiến sản phẩm mới và những phương án mới cho những sản phẩm phần mềm được ứng dụng.
Kiểm thử phần mềm (tester)không chỉ giúp bạn đơn thuần tiếp cận với phần mềm mà còn bao gồm yếu tố phân tích kinh doanh. Vì vậy, bạn sẽ có thể tiếp xúc với nhiều cơ hội để học cách tìm hiểu nhu cầu kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra, mỗi dự án có thể là một lĩnh vực khác nhau từ tài chính đến công nghiệp dầu khí, điện thoại, game…sẽ mang đến cho bạn kiến thức tổng hợp trên nhiều lĩnh vực.
Nhờ những cơ hội trên, cùng với sự kiên trì bền bỉ, bạn sẽ dễ dàng thăng tiến trong ngành Testing.
Cuối cùng, việc bạn kiểm thử phần mềm tố sẽ giúp công ty bạn và khách hàng có sự tự tin hơn vào phần mềm, sẽ giúp làm giảm sự hao tổn của công ty… Hay nói một cách bóng bẩy, nghề Tester đem lại hạnh phúc cho nhiều người!
Techtalk Via viecbonus
Gukwa Academy là học viện đào tạo đội ngũ Tester chuyên nghiệp do FUNiX và IVS phối hợp triển khai. Đây là đơn vị đào tạo nghề Kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam trực thuộc FPT Software.Gukwa là nơi tiên phong, cập nhật nhất xu thế, phương pháp testing mới theo bước tiến của từng thời kỳ. Mục tiêu của Gukwa là nhằm đào tạo ra đội ngũ Tester đạt chuẩn, có thể làm được việc test ngay sau khi ra trường mà không cần qua quá trình học việc tại mỗi công ty. Cam kết việc làm cho 50 Tester tốt nghiệp khóa đầu. Đăng ký học
Bình luận (0
)