Di dân số!
Việt Nam có cơ hội nào trong cuộc “di dân” vào không gian số?
Di dân thường bắt đầu từ những người khám phá. Như những thổ dân vượt Alaska tìm ra châu Mỹ. Hoặc như thời tiền Internet, anh em tri thức chúng tôi náo nức lên mạng Trí tuệ Việt Nam chia sẻ, kết bạn.
Di dân cũng có thể bắt đầu từ những kẻ cùng đường. Như các tù nhân châu Âu bị đày sang nước Úc. Hay như ông anh tôi, xuất ngũ thất nghiệp, đã lên mạng bán tinh bột nghệ, thừa sức kiếm sống.
Trong cuộc di dân số lần này, các em nhỏ nhiều khi lại đi đầu. Như một hôm tôi về nhà, thấy một chàng trai người Pháp ra mở cửa. Hóa ra là bạn con gái tôi lúc đó mới học lớp 10, làm quen trên mạng.
Cuộc di dân số không cần bất cứ một sự hướng dẫn chính thức nào. Nhân dân tự thực hiện bởi những thôi thúc của chính họ!
Theo sau là các doanh nghiệp, cũng như các cá nhân, những doanh nghiệp nhỏ và mới luôn là những người tiên phong. Và trong khi họ ung dung “tung hoành” không gian số, thì các doanh nghiệp lớn bị coi là truyền thống mới ngã ngửa ra đi tư vấn “chuyển đổi số”.
Và cuối cùng chậm nhất là các chính phủ, tá hỏa, là họ cần phải chế ra các luật lệ mới cho một thế giới mới.
Rất may, đây là tình trạng chung trên thế giới. Chẳng cứ gì ở Việt Nam. Chưa kể, với tư cách một quốc gia đi sau, chúng ta có lợi thế là ít bị “nếp suy nghĩ cũ” ngăn cản.
Vậy Việt Nam chúng ta có một cơ hội nào trong cuộc “di dân” khổng lồ này.
Thách thức là cực lớn. Không gian số, đã bị các big tech, các chính phủ “giàu có” như Mỹ/Tàu chiếm cứ. Rất nhiều cuộc di dân bây giờ không còn là chủ động, mà bị “dụ dỗ” di dân vào những chỗ đã có chủ, chẳng khác gì những nô lệ da đen hồi xưa bị bán sang châu Mỹ.
Khoảng cách số càng ngày càng lớn. Giá trị của các công ty chiếm đoạt không gian số lên đến con số hàng ngàn tỷ đô la. Các tỷ phú thực chất là “bóc lột nô lệ số” được tung hô như những người hùng.
Nhưng thế giới số có một đặc điểm khác các lục địa, là không có giới hạn. Nên luôn có cơ hội nếu chúng ta mạnh dạn đi trước, thậm chí chủ động mở ra những sân chơi mới. Như cách các bạn trẻ Việt Nam đang rất tự tin bước vào cuộc chơi mới không biên giới “crypto” hay “mobile apps”.
Tôi kêu gọi chính phủ chủ động mở không gian số cho lĩnh vực giáo dục, khuyến khích và công nhận các trường “on cloud-trên mây”, tận dụng tối đa cơ hội là bất cứ ai có 1 cái máy tính nối mạng đều có thể tiếp cận với kiến thức và những thầy giáo khắp nơi trên thế giới, để tạo nên một sự bình đẳng thật sự về tri thức.
Gần đây trong một bài giảng về cuộc kháng chiến chống Pháp 1946-1954, chúng tôi và các em sinh viên đã cùng nhau đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tháng 12 năm 1946 của Hồ Chí Minh:
“Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!”
Rất nhiều thứ đã thay đổi từ đó đến giờ. Nhưng tinh thần của người Việt, tôi tin là vẫn không thay đổi. Tôi xin phép được thay đổi một chút lời kêu gọi của Cụ:
“Dù phải vượt gian khó, nhưng với một lòng kiên quyết dũng cảm, dân tộc ta nhất định sẽ có chỗ đứng trên không gian số! Việt Nam độc lập và hùng cường muôn năm!”
Nguồn: Facebook Nguyễn Thành Nam
TS. Nguyễn Thành Nam – Founder FUNiX được biết đến là một trong 13 thành viên sáng lập Tập đoàn FPT, ông Nguyễn Thành Nam có những đóng góp to lớn cho tập đoàn này trước khi tham gia vào lĩnh vực giáo dục. Năm 2015, ở tuổi năm mươi, ông là người sáng lập FUNiX – đơn vị tiên phong trong đào tạo trực tuyến của Việt Nam. Sau gần 5 năm thành lập (13/102015), hiện FUNiX có trên 11.000 học viên, trên 4.500 mentor môn là các chuyên gia/cố vấn đến đang sinh sống ở Việt Nam và 23 quốc gia trên toàn thế giới. Đây là một mô hình giáo dục chưa từng có ở Việt Nam, mang đến cơ hội học tập lập nghiệp trong lĩnh vực CNTT cho tất cả mọi người quan tâm đến công nghệ. |
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX
Bài liên quan
Founder FUNiX: Bố mẹ thờ ơ, đừng mơ giúp con hướng nghiệp
Founder FUNiX TS. Nguyễn Thành Nam nhận định phụ huynh cần coi việc đồng hành cùng con trong hành trình hướng nghiệp là một ưu tiên.
Thế mạnh để Việt Nam độc lập trong cách mạng công nghệ
Founder FUNiX Nguyễn Thành Nam trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ về câu chuyện làm công nghệ xuyên qua lịch sử, FUNiX và lựa chọn của người Việt trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Ngôi sao trên chiếc MiG 17
VnExpress - Hơn 10 năm trước, chúng tôi - những lập trình viên Việt Nam - tìm mọi cách thuyết phục hãng Boeing để tham gia vào dự án Digital Aviation của họ. Một dự án đầy thách thức.
'Make thing'
VnExpress - Tôi có nhiều duyên nợ với Bách khoa Hà Nội. Bố mẹ tôi là sinh viên khóa một. Vợ tôi là giảng viên từ khi đi làm đến lúc về hưu. Nhiều đồng đội của tôi ở Fsoft...
Làm việc với người Mỹ
VnExpress - Năm 2000, chúng tôi bắt đầu chiến dịch xuất khẩu phần mềm; thị trường nhắm đến không nơi nào khác, là Mỹ.
Phản biện
VnExpress - Khái niệm phản biện xã hội rất hay được nhắc đến gần đây và được coi là một thước đo để đánh giá mức độ dân chủ của xã hội.
Đài ABC News (Mỹ) phỏng vấn Founder FUNiX
Nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Việt Nam, PV của ABC News Live (https://abcnews.go.com/Live) đã phỏng vấn Founder FUNiX Nguyễn Thành Nam với mong muốn cho khán giả Mỹ thấy được một Việt Nam mà phần...
Founder FUNiX: ChatGPT là "mưa rào giữa nắng trưa" với giáo dục
Founder FUNiX viết về con chát-bốp (ChatGPT Bot) đang làm các thầy cô và các nhà quản lý giáo dục sợ hãi nhưng ở FUNiX lại giúp cho sinh viên bớt sợ!
Bình luận (0
)