3 lo lắng phổ biến của dân non-IT khi chuyển nghề lập trình
Chưa từng tiếp xúc với CNTT, dân non-IT khi chuyển nghề lập trình dễ bị "thối chí" vì nỗi lo sợ mình có khi... không học nổi, hay là không làm được việc. Suy nghĩ này thường hay xuất hiện khi họ gặp những bế tắc trong học tập, công việc cụ thể, khiến họ nhụt chí hoặc đánh mất mục tiêu ban đầu.
Table of Contents
Với nhiều người có xuất phát điểm non-IT khi chuyển nghề lập trình thường bị ám ảnh bởi 3 nỗi sợ phổ biến: ĐÓ là sự mình sẽ thua kém dân IT chính “gốc”; sợ mình thiếu người đồng hành để học và sợ mình không học được kiến thức mới tinh về công nghệ.
Lo sợ thua kém dân IT chính gốc
Đây là nỗi lo lắng phổ biến của dân non-IT khi chuyển nghề lập trình. Với họ, việc không có nền tảng kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin nhưng lại muốn đặt chân sang “lãnh địa” này đi kèm với một rào cản tâm lý rõ ràng, đó là lo không bắt kịp người trong nghề. Điều này đi kèm với nỗi lo không thể theo kịp các đồng nghiệp/ người học khác, dẫn đến tâm lý tự ti, thậm chí là suy nghĩ bỏ cuộc.
Thực tế, dân non-IT khi bước vào ngành CNTT lại có những ưu thế nhất định. Xuất phát chậm hơn, hoặc là chuyển ngang từ một lĩnh vực hoàn toàn khác sang công nghệ thông tin đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải bắt đầu học IT từ đầu, và hầu như ai cũng có những giai đoạn “khởi đầu” này. Ngay cả với dân IT, thì họ cũng có xuất phát điểm từng giống bạn: Hoàn toàn không biết gì về công nghệ.
Dù là lối rẽ ngang, nhưng bạn cũng đã có tư duy, kỹ năng nhất định, và đó rất có thể là điểm mạnh của bạn khi đến với công nghệ thông tin: Tư duy mới mẻ, tinh thần tiếp nhận cái mới, niềm say mê chinh phục… Đây là cơ sở để bạn có thể chiếm lĩnh tri thức và bứt phá khi từ dân non-IT khi chuyển nghề lập trình.
Non-IT khi chuyển nghề lập trình lo không có người đồng hành
Khi bạn là một người không có nền tảng công nghệ, điều đó cũng có nghĩa bạn sở hữu rất ít mối quan hệ, mạng lưới người trong ngành. Do vậy, nỗi lo lắng không có người đồng hành, không có người giúp đỡ khi mình học hay làm việc trong lĩnh vực IT là hoàn toàn dễ hiểu. Không có người đồng hành, bạn dễ nản chí, thậm chí bỏ cuộc khi không thể hỏi ai. Không có người đồng hành sẽ khiến bạn đôi khi chênh vênh, dao động trước quyết định của mình.
Tuy nhiên, để khắc phục không khó. Nếu bạn đã quyết tâm chọn nghề IT, thì hãy từng bước gây dựng network cho mình. Bạn đồng hành có thể là người học cùng, người bạn trên các hội nhóm công nghệ, hay thậm chí là những người bạn biết khi học tập. Chẳng hạn tại FUNiX, người đồng hành của học viên là chính các học viên, là Hannah, là mentor… Họ sẵn sàng chia sẻ với bạn các vấn đề khúc mắc khi học; giải đáp cho bạn những điều chưa hiểu; hỗ trợ bạn để khai phá kiến thức hiệu quả hơn..
Non-IT khi chuyển nghề lập trình lo không học, không làm nổi
Chưa từng tiếp xúc với CNTT, dân non-IT khi chuyển nghề lập trình dễ bị “thối chí” vì nỗi lo sợ mình có khi… không học nổi, hay là không làm được việc. Suy nghĩ này thường hay xuất hiện khi họ gặp những bế tắc trong học tập, công việc cụ thể, khiến họ nhụt chí hoặc đánh mất mục tiêu ban đầu.
Để khắc phục, bạn nên làm rõ mục tiêu, lựa chọn của mình ngay từ đầu. Hãy khích lệ bản thân bằng những câu chuyện thực tế của những người giống mình, cũng là dân non-IT khi chuyển nghề lập trình đã cố gắng, nỗ lực ra sao.
Ngoài ra, bạn cần có một lộ trình cụ thể để chinh phục nghề lập trình, thay vì mò mẫm tìm đường một cách “được chăng hay chớ”. Khi có một hướng đi, một lộ trình học tập, làm việc phù hợp, chắc chắn bạn sẽ tự tin hơn vào bản thân khi lựa chọn chuyển nghề.
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)