Phân trang trong PHP là gì? 05 bước để phân trang trong PHP dễ dàng nhất
Phân trang trong PHP mang đến sự thuận tiện cho các dự án có quy mô lớn, vì nó giúp cho Website chuyên nghiệp hơn và hỗ trợ cho trang Web làm việc nhanh chóng, hiệu quả và chính xác hơn.
- Nhu cầu tuyển lập trình viên php - mức lương là bao nhiêu?
- Lập trình viên PHP là gì? Thông tin chi tiết cho người mới bắt đầu
- Ngôn ngữ lập trình web php là gì? Chi tiết cho người mới bắt đầu
- 8 tips tự học lập trình web php hiệu quả cho người bận rộn
- Phần mềm lập trình PHP tốt nhất mà bạn nên sử dụng
Table of Contents
Kỹ thuật phân trang trong PHP là một phần quan trọng với bất kỳ ngôn ngữ phần mềm nào. Đây là kỹ thuật chủ yếu được sử dụng để lưu trữ và hiển thị dữ liệu từ cơ sở dữ liệu. Công việc này sẽ giúp cho giao diện trang Web trở nên dễ nhìn hơn. Đối với nhiều bạn mới học lập trình sẽ cảm thấy bối rối trước kỹ thuật này vì chưa có kiến thức và phương pháp để làm việc. Trong bài viết này FUNiX sẽ chia sẻ các đặc điểm và 5 bước để phân trang trong PHP đơn giản nhất.
Kỹ thuật phân trang trong PHP là gì?
Phân trang là việc hiển thị dữ liệu lên nhiều trang khác nhau thay vì đặt tất cả chúng lên một trang duy nhất. Việc này giúp phân chia thông tin thành nhiều trang để người dùng dễ đọc và dễ hiểu các dữ liệu trên trang Web.
Phân trang trong PHP là việc thực hiện công việc phân trang bằng cách sử dụng mệnh đề LIMIT trong MySQL. Mệnh đề đó gồm 02 đối số, đối số thứ nhất OFFSET và thứ hai là số bản ghi sẽ được trả về từ cơ sở dữ liệu.
05 bước để phân trang trong PHP đơn giản
Bước 01: Tạo giao diện Web PHP
Với bước này, lập trình viên PHP sẽ cần thực hiện các công việc sau đây:
- Mở NetBeans, Dreamveaver hoặc một trình soạn thảo khác để tạo mới Website, sau đó tạo các thư mục cần thiết trong trang Web đó
- Thực hiện tạo trang PHP, viết code hoặc kéo thả để thiết kế danh mục các sản phẩm
- Mở MySQL để tạo cơ sở dữ liệu, sau đó tạo một bảng bất kỳ và chèn một vài bản ghi vào bảng này. Đối với công đoạn này chúng ta có thể tạo bảng Book và lưu trong tin về.
- Kết nối cơ sở dữ liệu để chuẩn bị truy vấn dữ liệu
Bước 02: Lấy về tổng số dòng trong cơ sở dữ liệu
Thực hiện truy vấn để lấy về tổng số dòng trong bảng cơ sở dữ liệu, từ dòng này chúng ta chia cho kích thước trang Web sẽ thu được tổng số trang cho cần hiển thị.
Bước 03: Lấy ra dòng bắt đầu và trang hiện tại
Chúng ta sẽ cần lấy ra dòng đầu tiên để biết rằng trong trang hiện tại dữ liệu sẽ được lấy bắt đầu từ bản ghi nào trong cơ sở dữ liệu. Mỗi khi bạn chuyển trang thì trang hiện tại sẽ thay đổi và đó sẽ là trang chúng ta đang truy vấn.
Để có thể lấy ra một bản trong cơ sở dữ liệu MySQL, chúng ta sẽ cần sử dụng mệnh đề LIMIT. Mệnh đề này cho phép lấy ra một số bản ghi trong bảng, bạn có thể lựa chọn định dạng như: Bắt đầu lấy từ dòng nào và lấy bao nhiêu dòng.
Bước 04: Hiển thị các Hyperlink phân trang
Công việc tiếp theo của phân trang trong PHP là lập trình viên cần hiển thị các Hyperlink cho số trang, để mỗi khi Click vào một link thì sẽ chuyển sang trang tương ứng.
Bạn dùng một vòng lặp để duyệt qua tất cả trang sau đó in ra các Hyperlink cần thiết với từng trang.
Lưu ý: Trang hiện tại sẽ chỉ hiện test mà không hiển thị Hyperlink
Ngoài ra, bạn có thể hiển thị thêm một ComboBox để người dùng có thể chọn một trang bất kỳ nếu có quá nhiều trang. Mỗi khi người sử dụng muốn dịch chuyển đến trang khác, họ có thể lựa chọn một mục bất kỳ trong ComboBox.
Bước 05: OverView trang Web xem xét kết quả của công việc phân trang trong PHP
Chú ý là trong tài liệu này chúng ta đang thực hiện liên kết giữa hai bảng để hiển thị giao diện trang Web. Đối với những người mới học lập trình thì bạn có thể chỉ hiển thị dữ liệu trong một bảng.
Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của phân trang trong PHP
Ưu điểm của phân trang trong PHP
Dưới đây là ba ưu điểm nổi bật nhất của phân trang trong PHP:
- Phân trang trong PHP mang đến sự thuận tiện cho các dự án có quy mô lớn, vì nó giúp cho Website chuyên nghiệp hơn và hỗ trợ cho trang Web làm việc nhanh chóng, hiệu quả và chính xác hơn
- Các lập trình viên có thể cải thiện tốc độ tải của một trang bằng cách chia dữ liệu thành nhiều trang, vì trang Web của bạn không thể tải quá nhiều thông tin trong cùng một lúc
- Phân trang sẽ giúp tăng tốc độ tải trang, nâng cao trải nghiệm người dùng và doanh thu quảng cáo cho Website
Nhược điểm phân trang trong PHP
Bên cạnh những ưu điểm được kể trên thì phân trang trong PHP vẫn tồn tại những nhược điểm cần lưu ý như:
- Một trong những điểm hạn chế lớn nhất của phân trang trong PHP là trang được phân phải “đứng liền kề nhau” vì chúng đều có chung các đặc điểm như: Kiểu trình bày, cấu trúc và logic. Do vậy, khi làm việc sẽ có một số tệp dữ liệu bị bỏ qua
- Công việc này có thể làm giảm thứ hạng của trang Web trên công cụ tìm kiếm, vì khi một trang càng ở xa trang chủ thì người dùng sẽ càng ít tiếp cận trang đó. Những trang như vậy thường không được đánh giá cao trên thứ hạng tìm kiếm
- Phân trang làm giới hạn số lượng lượt chia sẻ và liên kết trên trang mạng xã hội, tổng số kết quả hiển thị trên Website và Anchor Text mà trang nhận được vì thông tin bị chia nhỏ thành nhiều trang
Hy vọng các kiến thức được FUNiX chia sẻ trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình học tập và làm việc.
Công Sơn
Bình luận (0
)