Tìm hiểu cơ hội việc làm với nghề lập trình phần mềm
Hiện nay, cơ hội việc làm với nghề lập trình phần mềm như thế nào? Việc học nghề này có khó khăn không và nên làm gì để thành công theo nghề?
Table of Contents
Hiện nay, cơ hội việc làm với nghề lập trình phần mềm như thế nào? Việc học nghề này có khó khăn không và nên làm gì để thành công theo nghề?
Tìm hiểu về cơ hội việc làm với nghề lập trình phần mềm và con đường học tập
Công nghệ thông tin nói chung và học nghề lập trình nói riêng luôn thay đổi từng ngày. Đây là đặc điểm khó phủ nhận của lĩnh vực này. Bởi thế, khi học nghề lập trình, bạn cần phải cân nhắc lựa chọn một chương trình đào tạo có học liệu cập nhật và kiến thức sát với thực tế. Nếu không, bạn rất dễ rơi vào tình thế học lý thuyết lạc hậu, không làm được việc dù có bỏ công học đến đâu chăng nữa.
Học liệu cập nhật được thể hiện ở giáo trình, chương trình đào tạo, khóa học được biên soạn, tài liệu tham khảo… Không cần những cuốn giáo trình dày cộm, nếu như kiến thức được cập nhật từ những nguồn hàng đầu thế giới, kèm với số lượng tài liệu tham khảo rộng mở cho phép bạn học hỏi, trau dồi kiến thức, chắc chắn bạn đã nắm giữ cơ hội học tập vô cùng phong phú, giàu tính thực tiễn.
Cơ hội thực hành khi học nghề lập trình
Học nghề lập trình luôn phải đi kèm với thực hành: Code hay, quen tay. Việc thực hành giúp bạn ghi nhớ kiến thức học được, mở rộng vấn đề để có thể hình thành tư duy lập trình. Càng được thực hành nhiều, bạn càng hiểu vấn đề, trở nên thành thạo các ngôn ngữ, kĩ năng trong nghề.
Cơ hội thực hành được thể hiện dưới nhiều góc độ: Các bài tập, bài quiz, các dự án thực tế, các cơ hội trình bày, chia sẻ kiến thức mình học được dưới dạng thuyết trình, làm dự án như trong thực tế. Môi trường học tập càng mô phỏng giống với môi trường làm việc của lập trình viên, bạn càng có cơ hội dùi mài kĩ năng, kiến thức của mình.
Nhiều học viên chia sẻ, nhờ cách học đi đôi với hành, họ đã sớm trưởng thành trong nghề. Nhờ các dự án mang tính thực hành cao từ trong lúc học, họ tự tin hơn sau khi học xong, tự tin khi đứng trước nhà tuyển dụng và chia sẻ về những gì mình đã làm được, những gì mình có thể làm. Thực hành, hay kinh nghiệm thực thụ của bạn chính là điều mà các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp luôn đánh giá cao, soi chiếu trong quá trình tuyển dụng.
Đội ngũ giảng viên – người cố vấn khi học nghề lập trình
Bạn được kèm cặp, dạy dỗ bởi đội ngũ giảng viên, người cố vấn ra sao, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập, dù nỗ lực của chính bạn mới mang tính quyết định.
Bởi lẽ, người giảng dạy, chia sẻ kiến thức sẽ đem đến cho bạn cái nhìn bao quát về ngành. Người hướng dẫn càng có kiến thức uyên thâm, cách truyền đạt dễ hiểu, tận tình và nhiệt huyết càng giúp bạn nhanh chóng tiếp nhận được kiến thức hiệu quả, cũng như khơi gợi ngọn lửa đam mê nghề nghiệp trong bạn.
Đặc biệt, người giảng dạy, cố vấn còn có thể chính là nhà tuyển dụng, là những “đồng nghiệp” trong ngành của bạn sau này. Học hỏi từ họ giúp bạn nhanh trưởng thành, có được những quyết định sự nghiệp quan trọng.
Cơ hội việc làm khi học nghề lập trình
Ai theo nghề lập trình cũng hướng tới những cơ hội việc làm hấp dẫn. Vì thế, đây chính là một trong những yếu tố quan trọng bạn nên cân nhắc khi chọn nơi học lập trình: Nơi học tập có hỗ trợ bạn khi đi tìm việc? Có hỗ trợ bạn các bước kết nối với nhà tuyển dụng, thậm chí luyện tập các kĩ năng ứng tuyển hay không?
Bạn nên lựa chọn những đơn vị đào tạo có uy tín, có mạng lưới doanh nghiệp đối tác rộng lớn, như vậy cơ hội được kết nối việc làm phù hợp càng phong phú.
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)