Phác họa lộ trình nghề nghiệp cho bạn theo ngành CNTT
Những phác họa lộ trình nghề nghiệp cho bạn theo ngành CNTT giúp bạn có định hình rõ nét hơn về con đường mà mình đang đi. Hãy cùng tham khảo bài viết sau để khám phá chi tiết nhé!
Table of Contents
Những phác họa lộ trình nghề nghiệp cho bạn theo ngành CNTT giúp bạn có định hình rõ nét hơn về con đường mà mình đang đi. Hãy cùng tham khảo bài viết sau để khám phá chi tiết nhé!
Phác họa lộ trình nghề nghiệp cho bạn theo ngành CNTT
Mục tiêu nghề nghiệp thường được viết ở ngay mở đầu CV, nó giống như một đoạn trailer của bộ phim. Trailer có hay, có hấp dẫn thì người xem mới muốn ra rạp. Mục tiêu nghề nghiệp cũng có vai trò tương tự, bạn cần viết sao cho ấn tượng thì nhà tuyển dụng mới có hứng thú tìm hiểu kỹ CV của bạn.
Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng luôn dành sự ưu ái cho những ứng viên có mục tiêu rõ ràng, định hướng công việc cụ thể vì thông thường, việc đặt ra mục tiêu sẽ giúp bạn có động lực và chiến lược thực hiện hiệu quả.
Những ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp ngành IT
Ngành nghề nào cũng thế phải có mục tiêu rõ ràng – mục tiêu lớn, rồi chia thành các mục tiêu nhỏ, và lên danh sách hành động cho các mục tiêu nhỏ đó là gì. Cần phải rõ lộ trình, con đường m muốn đi là gì: back-end, front-end developer… Từ đó trả lời để trở thành back-end developer thì mình cần làm gì, cần biết gì?
Ví dụ bạn muốn trở thành front-end developer thì cần gì? Phải xác định front-end developer thì làm trong mảng gì? Ngôn ngữ m cần học là gì (React JS)? Mình làm thế nào để học được? Cần có hành động cụ thể: nắm được lý thuyết trong một tuần, build một dự án nhỏ bằng React JS trong một tháng, tự động build những thư viện React JS trong nửa năm.
Cá nhân mình đề cao “một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. Khi đã xác định career path của mình, rồi tập trung vào đó. Sức lực có hạn, công nghệ thay đổi từng ngày từng giờ nên thời gian bị san sẻ ra quá nhiều thứ, thì không làm gì có hiệu quả.
Tất nhiên nếu ta biết nhiều thì có overview tốt hơn, nhưng nên chuyên sâu vào một thứ.
Mục tiêu nghề nghiệp giúp bạn đi xa
Xác định được mục tiêu nghề nghiệp thì khả năng thành công của bạn sẽ cao hơn nhờ biết rõ mình cần trang bị chính xác những kiến thức nào, thực hành thế nào để thành thạo những kiến thức đó, các định được mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn trong quá trình tuyển dụng.
Ngược lại, nếu không có mục tiêu nghề nghiệp cụ thể, bạn sẽ chỉ quanh quẩn với những sự mệt mỏi, giết chết thời gian và tương lai của chính mình.
Gây ấn tượng khi tuyển dụng nhờ mục tiêu nghề nghiệp
Bạn hoàn toàn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhờ mục tiêu nghề nghiệp trình bày trong CV hoặc tại buổi phỏng vấn.
Mục tiêu dài hạn thường sẽ là ở mức trên 10 năm. Đây là một mục tiêu tiến xa mà bạn nên đặt ra cho bản thân. Thể hiện mục tiêu nghề nghiệp đúng hướng sẽ khiến nhà tuyển dụng thích thú. Nhà tuyển dụng luôn thích những người có kế hoạch trong công việc và luôn vạch trước đường đi trong sự nghiệp cho bản thân để phấn đấu đạt được nó.
Với ngành công nghệ thông tin, bạn có thể đặt mục tiêu dài hạn cho bản thân trở thành quản lý cấp trung hoặc quản lý cao cấp trong doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển vào đó nhé! Viết ngắn gọn và súc tích là cách cực kỳ hiệu quả để thể hiện mục tiêu cho nhà tuyển dụng thấy được “cái đích” phía trước bạn đang muốn phấn đấu để thực hiện là gì.
Bình luận (0
)