CEO Callio Giang Thiên Phú: ‘Tôi chỉ tuyển lập trình viên biết tự học"

CEO Callio Giang Thiên Phú: ‘Tôi chỉ tuyển lập trình viên biết tự học’

Chia sẻ kiến thức 28/04/2023

Trước bối cảnh thị trường nhân sự ngành Công nghệ thông tin có nhiều biến động thời gian gần đây, ông Giang Thiên Phú - CEO của Callio - nhận định rằng tự học là cách duy nhất để các lập trình viên xây dựng chỗ đứng vững chắc trong ngành CNTT.

Ra mắt thị trường tháng 7/2020, “CRM biết nói” Callio nhanh chóng cán mốc 1.000 khách hàng doanh nghiệp trả phí nhờ việc tạo ra một giải pháp tuân thủ các yếu tố cần có của một sản phẩm SaaS: áp dụng nhanh, giá thành thấp, giao diện dễ sử dụng, cải tiến thường xuyên và có khả năng hỗ trợ tăng trưởng đột biến. Phía sau một giải pháp công nghệ made in Việt Nam được thị trường đón nhận, Callio chỉ có chưa đến 10 nhân sự công nghệ làm việc hybrid. 

Trước bối cảnh thị trường nhân sự ngành Công nghệ thông tin có nhiều biến động thời gian gần đây, ông Giang Thiên Phú – CEO của Callio – nhận định rằng tự học là cách duy nhất để các lập trình viên xây dựng chỗ đứng vững chắc trong ngành CNTT.

Theo ông Giang Thiên Phú, CEO Callio, lập trình viên cần phải biết học lấy cách học. Lập trình là một ngành luôn thay đổi, nhân sự không tự học có khả năng bị đào thải chỉ sau 3-5 năm.

Theo ông, vì sao các “ông lớn công nghệ” sa thải hàng loạt nhưng thị trường vẫn liên tục cảnh báo đỏ về tình trạng thiếu nhân sự CNTT chất lượng cao?

Nhân sự nghỉ việc ở các công ty lớn không dễ để vào làm và thích nghi được với các startup.

Tôi cho rằng có một khoảng vênh về năng lực khiến cho các nhân sự đi ra từ làn sóng sa thải của các tập đoàn lớn khó tìm được bến đỗ mới. Khoảng vênh này khiến thị trường lao động ngành Công nghệ thông tin thiếu cân bằng: tập đoàn sa thải hàng loạt nhân sự nhưng các startup lại thiếu chuyên gia. 

Nhân sự ở trong các tập đoàn lớn hoặc từ các công ty outsourcing vốn quen làm việc theo dây chuyền, mỗi người chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất. Có tình trạng các bạn “bảo thủ” với những kỹ thuật mình có và bó hẹp mình trong các tình huống, khách hàng, ngành hàng quen thuộc.

Trong khi đó, công nghệ lại là ngành luôn thay đổi: một công nghệ mới hôm nay có thể “lỗi thời” chỉ sau 1-2 năm. Vậy cứ có phiên bản mới hoặc công nghệ mới thì lập trình viên phải tự học, nghiên cứu và làm mới mình. Bản thân tôi cứ 2-3 năm cũng tự yêu cầu mình làm mới stack công nghệ và ra các sản phẩm dựa trên công nghệ tại thời điểm đó. 

Quay lại làn sóng sa thải, khoan nói đến chuyện công nghệ thay đổi nhanh chóng, nhân sự còn phải đối mặt với thực tế rằng yêu cầu công việc, môi trường làm việc ở các doanh nghiệp vừa & nhỏ có nhiều đặc thù và có thể nói là “trăm hoa đua nở” về cách thức quản trị. Thu nhập, phúc lợi cũng khó có căn cứ để đánh giá. 

Thêm một chuyện nữa, do sự biến động của kinh tế, có khả năng ngành hàng họ từng làm việc sẽ không còn nhu cầu tuyển dụng.

Từ các điểm tôi nêu trên, tư duy học lấy cái nghề rồi làm một công việc ổn định không đúng với ngành này.

Cụ thể, ở Callio, ông sẽ ưu tiên tuyển dụng các nhân sự như thế nào?

Tôi chỉ tuyển lập trình viên có khả năng tự học. Nhân sự không tự học có thể bị đào thải chỉ sau vài năm. 

Lập trình viên cần Học lấy cách học. Vì công nghệ rất rộng, nên cần có mục tiêu cho việc học. Có mục tiêu rồi, cần chẻ nhỏ các vấn đề để tìm cách học tiếp. Hiểu vấn đề rồi thì sẽ tìm được các kỹ thuật cụ thể để xử lý. 

Với bài toán của Callio, định vị là SaaS nên sản phẩm đi rất nhanh và yêu cầu sự ứng biến, linh hoạt cùng khả năng tự học của nhân sự. Tôi có thể lấy một ví dụ là Callio từng xây trên nền sản phẩm của mình một phiên bản riêng cho ngành y tế trong đợt dịch tại Tp.HCM, sản phẩm phải hoàn thiện chỉ trong 3 ngày với yêu cầu thiết lập một phần CRM có sẵn trên hệ thống biến thành một báo cáo tình trạng triệu chứng người bệnh rất đặc thù bên Y tế. Nếu nhân sự không đủ linh hoạt, Callio không thể sẵn sàng để phục vụ điểm nóng. 

Vậy, tuyển xong rồi có còn cần phải đào tạo?

Đào tạo liên tục là điều cần thiết để có được các “lập trình viên toàn năng”. Callio khuyến khích nhân sự tự học về cách vận hành của thị trường, về ngành hàng, nghiệp vụ của từng trường hợp khách hàng cụ thể, nguyên lý của sự việc mà mình đang xử lý.

Đời lập trình viên sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều nếu bạn hiểu mục đích, triết lý của sản phẩm mình làm ra. Khi đó, mọi yêu cầu đều dễ hiểu và thú vị. 

Làm thế nào để Callio “xác định” được rằng nhân sự có khả năng tự học ngay từ khi tuyển dụng?

Tự học trong ngành công nghệ là bơi giữa biển trời cách tiếp cận. Vì thế, tôi ưu tiên các nhân sự được đào tạo trong các trường, các mô hình đòi hỏi tính tự học cao như FUNiX. Callio có 10 nhân sự cứng được thử thách qua thời gian, thì có tới 5 nhân sự từ FUNiX “trụ lại” được. 

Các bạn học viên FUNiX được đào tạo bằng học liệu MOOCs cùng sự hỗ trợ của một cộng đồng chung. Vì thế, ngay từ bước tiếp cận với công nghệ và hình thành tư duy ban đầu, các bạn ấy đã được đề cao khả năng tự học. Bản thân tôi cũng tham gia đội ngũ mentor của FUNiX để “tự học” cùng các bạn.

Theo ông Giang Thiên Phú, CEO Callio, lập trình viên cần phải biết học lấy cách học. Lập trình là một ngành luôn thay đổi, nhân sự không tự học có khả năng bị đào thải chỉ sau 3-5 năm.

Với các ứng viên như vậy, anh trả thu nhập và phúc lợi cho họ như thế nào?

Họ được trả từ $300 – $3000 đô, không phân biệt tuổi tác, bằng cấp. Nhưng họ cần đạt những tiêu chí khác liên quan đến cách làm việc như thời gian và độ phức tạp của các chức năng mà nhân sự đó có thể xử lý. Hiện ở Callio, nhân sự được trả lương cao nhất có khả năng xử lý một yêu cầu toàn diện từ A-Z.

Hơn cả lương, thứ họ được ở những môi trường vẫn được cho là “công nghệ thực dụng” như Callio đó là tư duy làm việc, cách thức sắp xếp tổ chức công việc, nâng chuẩn làm việc.

Quay lại việc các tập đoàn sa thải hàng loạt, theo ông có phải sau một quãng thời gian phát triển tập trung, xây dựng đội ngũ to lên, giờ họ lại bẻ nhỏ ra để linh hoạt hơn trong quản trị?

Sa thải không nhất thiết là do họ làm ăn thua kém mà phải cắt giảm, sa thải đôi khi là một kỹ thuật để tái cơ cấu, thay đổi cách vận hành sao cho tăng năng suất lao động và loại bỏ khỏi đội ngũ những cá nhân “ỷ lại”, hiệu suất thấp. 

Có thể thấy ở một số công ty công nghệ, họ tuyển mới liên tục để có những người tiếp cận công nghệ mới, và vì thế họ loại ra những nhân sự đã lỗi thời.

So với các tập đoàn, khi tuyển dụng, lợi thế và điểm yếu của các mô hình công ty công nghệ nhỏ là gì?

Lợi thế của doanh nghiệp công nghệ vừa và nhỏ là khả năng linh hoạt, tính thực dụng của giải pháp. Theo tôi, thị trường thay đổi liên tục cùng các tác động xã hội thì sản phẩm công nghệ có thể xây ra rồi đập bỏ rất nhanh. Đội ngũ nhỏ, nhanh nhẹn, ít rào cản, ít độ trễ, làm việc theo mô hình linh hoạt thì ngồi đâu cũng làm được.

Điểm yếu là công ty nhỏ có thể gặp nhiều khó khăn trong tài chính, phúc lợi nhân sự chưa được như các công ty lớn, có khi còn đối diện với nguy cơ đóng cửa khi quản trị không tốt. 

Đến 04/2022, Callio có hơn 2.000 khách hàng doanh nghiệp trả phí và 13.000 người dùng thường xuyên

Callio là giải pháp CRM tích hợp tổng đài thông minh và nhiều phương thức chat, email, SMS… giúp các cửa hàng, doanh nghiệp có thể chủ động liên lạc với khách hàng qua một kênh duy nhất. Sau hơn 2 năm hoạt động, Callio đang được lựa chọn làm công cụ công nghệ phục vụ Marketing, Sales, Chăm sóc khách hàng cho hơn khoảng 2.000  doanh nghiệp như Bamboo Airways, Học viện công nghệ TEKY, Coolmate, TopCV…

Tham khảo Callio và dùng thử 7 ngày miễn phí tại đây

Quỳnh Anh – Kate

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!