Được mời đi làm vì dám cãi nhà tuyển dụng
Sau 4 tháng học công nghệ thông tin ở lớp trực tuyến, Cương được Công ty FPT Software nhận vào làm kỹ sư.
Lý do Cương lọt mắt xanh hãng phần mềm khó tính này là niềm đam mê và khả năng “bật lại” các tuyển dụng viên.
Có sở thích đặc biệt với công nghệ thông tin từ nhỏ, nhưng khi tốt nghiệp cấp 3, Đào Huy Cương (23 tuổi, Vũng Tàu) chọn thi vào ngành Địa chất – Dầu khí của Đại học Bách khoa TP HCM theo tư vấn của gia đình.
“Nhà có anh trai theo học công nghệ thông tin, từ hồi cấp 2, tôi đã may mắn tiếp xúc và tìm hiểu về máy tính. Tôi mê những ứng dụng và khả năng làm nhiều việc của lĩnh vực này”, Cương chia sẻ. Tuy nhiên, khi vào đại học, ngành mới không liên quan gì đến sở thích nên Cương không còn nhiều thời gian để đầu tư cho đam mê của mình.
Trong quá trình học, Cương cũng nhiều lần tự đấu tranh với bản thân và gia đình về sở thích của mình. Sợ ba mẹ buồn, sợ mất thời gian khi thi lại đại học cậu quyết định tiếp tục việc học.
Ra trường, Cương không đi làm ngay mà dành thời gian để tìm hiểu về Công nghệ thông tin, cậu tự mày mò học ở nhà với các trang web học code, dạy lập trình online của các website nước ngoài như Udacity, CodeSchool, TreeHouse, Udemy… “Tuy nhiên, không có người hướng dẫn, không có giáo trình cụ thể trong khi lượng kiến thức lại quá nhiều nên nhiều lúc tôi rơi vào khủng hoảng. Nhiều lúc tôi không biết mình thật sự thích cái gì và làm được gì”, Cương tâm sự.
Sau 3 tháng, thấy việc tự học không ổn, Cương quyết định vào làm cho một công ty địa chất – đúng với chuyên ngành mình học ở quận 2 (TP HCM). Tuy nhiên, khi đi làm, Cương một lần nữa gặp khó khăn khi không tìm thấy niềm vui với công việc vì không được sống với sở thích của mình. “Thật sự lúc học tôi đã nghĩ tới một công việc mang tới thu nhập tốt, nhưng khi không được làm việc theo sở thích của mình sẽ gặp rất nhiều khó khăn”, Cương nói.
Đam mê công nghệ thông tin nhưng lại chọn học Địa chất dầu khí, Cương sau đó may mắn được nhận vào làm ở một công ty công nghệ. |
Với mong muốn tạo một website học tiếng Anh, làm việc trong môi trường thuần công nghệ thông tin, từ khi đi làm và tự kiếm tiền nuôi bản thân, Cương lại nghĩ tới việc sẽ thi lại đại học. Tuy nhiên trong lúc tìm trường, thấy học trực tuyến tại FUNiX có thể tiết kiệm thời gian, lại học với các mentor – là những chuyên gia đứng đầu của các công ty công nghệ lớn nên Cương quyết định vừa đi làm vừa học đại học trực tuyến.
Học với các chuyên gia – đồng thời là những nhà tuyển dụng của các công ty công nghệ lớn, Cương tiến bộ rất nhanh. Cậu sau đó lọt vào “mắt xanh” nhà tuyển dụng của công ty phần mềm FPT Software và vào làm kỹ sư lập trình chuyên cho lĩnh vực dầu khí. “Với nền kiến thức dầu khí đã học trong môi trường đại học, mình được nhận vào làm kỹ sư chuyên thiết kế phần mềm cho lĩnh vực này”, Cương giải thích thêm.
Đại diện của FUNiX cho biết ở lớp học lập trình, các sinh viên sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhà tuyển dụng. “Chúng tôi khuyến khích các bạn ấy liên tục đặt câu hỏi, vặn ngược lại các nhà tuyển dụng. Hỏi càng nhiều càng tốt, càng cho thấy sự đam mê tìm tòi, sáng tạo của sinh viên. Ai không hỏi có thể bị trượt môn”, ông nói.
Theo ông, cách học bị động thầy nói, trò chỉ biết nghe không còn phù hợp. Thời đại mới, học sinh nói thầy lắng nghe. Hay nói cách khác, sinh viên được nói và nhà tuyển dụng phải nghe.
Ngày 7/4 mới đây, Cương chính thức gia nhập vào đội ngũ kỹ sư của công ty phần mềm lớn nhất Việt Nam. Cương đang trong bước tìm hiểu văn hóa làm việc của công ty, cậu sẽ chính thức bắt tay vào công việc từ ngày 11/4.
“Từ lâu nay tôi vẫn phải sống trong đắn đo suy nghĩ, nhiều lúc không biết phải làm gì giữa chuyên ngành đã học và đam mê của bản thân. Khi được nhận vào FPT làm, tôi giải tỏa được cả hai vấn đề, vừa áp dụng chuyên ngành đã học vừa làm việc theo đam mê”, Cương cho biết.
N.Loan
FUNiX (thuộc hệ thống giáo dục FPT) là đại học trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam chuyên đào tạo Công nghệ thông tin.
Học viên tương tác với Mentor – là chuyên gia, nhà quản lý của các công ty hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin thông qua kết nối online. Chương trình gồm 8 chứng chỉ. Sau mỗi học kỳ, sinh viên được cấp một chứng chỉ có giá trị riêng biệt và tìm kiếm việc làm tương ứng.
Xem thêm thông tin tại website hoặc liên hệ tầng 0, tòa nhà FPT, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline: 04.7300.5656. Email: funix-support@fpt.edu.vn.
Bình luận (0
)