Đào tạo lập trình cho công nhân giúp giải quyết nhân sự ngành IT thế nào?
Thực tế, đào tạo lập trình cho công nhân không quá nhiêu khê. Học Công nghệ thông tin không khó, không cần quá nhiều thời gian đào tạo để có thể đi làm. Người học chỉ cần tự học trong một thời gian ngắn từ 1, 2 tháng đến lâu hơn là có thể tham gia tùy loại hình công việc, bộ phận trong ngành IT.
Table of Contents
Nhu cầu nhân lực ngành IT
Ngành công nghiệp Công nghệ thông tin tại Việt Nam, với đà tăng trưởng và đóng góp lớn cho GDP, đang khát khao nhân lực số lượng lớn. Ngay trong đại dịch, nhiều ngành nghề lao đao thì CNTT vẫn tăng trưởng, có nhu cầu tuyển dụng hết sức lớn.
Các số liệu thống kê đã khẳng định điều này.
Theo báo cáo thị trường của TopDev, năm 2021 Việt Nam cần 450.000 nhân lực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, tổng số lập trình viên hiện tại ở Việt Nam là 430.000, có nghĩa là 20.000 vị trí lập trình viên sẽ không được lấp đầy trong tương lai gần. Sự thiếu hụt này xuất phát từ sự chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên và các yêu cầu kinh doanh. Đáng chú ý là hiện nay chỉ có khoảng 16.500 sinh viên trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Năm 2022, Việt Nam sẽ thiếu đến 150.000 nhân lực khi nhu cầu thị trường tăng lên đến 530.000 người.
Nhu cầu nhân lực ngành IT vẫn chưa tìm được lời giải. Bởi vậy, tìm kiếm những nguồn nhân lực mới hay các giải pháp đào tạo là vô cùng cần thiết.
Đào tạo lập trình cho công nhân, NLĐ giúp giải quyết nhu cầu nhân lực ngành CNTT
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên toàn cầu và tại Việt Nam đòi hỏi mỗi người lao động, các tổ chức, doanh nghiệp, các quốc gia chủ động hơn nữa trước bối cảnh biến đổi mạnh mẽ của bức tranh biến động việc làm do tự động hóa lên ngôi. Đặc biệt sau sự bất ổn của đại dịch Covid, một lượng nhất định các công nhân có nhu cầu tìm kiếm định hướng nghề nghiệp mới để thay đổi cuộc sống. Nhân viên các ngành bị mất việc làm bởi Covid 19 như du lịch, nhà hàng, khách sạn… mong muốn có công việc ổn định mới.
Lực lượng lao động bao gồm công nhân, người lao động là rất lớn, và hoàn toàn có thể trở thành đội ngũ nhân lực bổ xung cho ngành CNTT.
Thực tế, đào tạo lập trình cho công nhân không quá nhiêu khê. Học Công nghệ thông tin không khó, không cần quá nhiều thời gian đào tạo để có thể đi làm. Người học chỉ cần tự học trong một thời gian ngắn từ 1, 2 tháng đến lâu hơn là có thể tham gia tùy loại hình công việc, bộ phận trong ngành IT.
Sau khi học và đi làm, người lao động hoàn toàn có thể tiếp tục tự học, đào tạo để tiến xa hơn trong ngành.
Nếu có thể đào tạo lập trình cho công nhân, người lao động mong muốn chuyển việc ngành IT, thì chắc chắn sẽ tạo ra một lượng lao động khổng lồ, phù hợp với xu hướng, nhu cầu xã hội.
Thêm vào đó, vì ngành CNTT là hạ tầng của các hạ tầng trong công cuộc chuyển đổi số, nên nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT có việc làm dài hạn và thu nhập ổn định, nhiều cơ hội phát triển và điều kiện làm việc tốt, có thể giải quyết vấn đề tìm kiếm cơ hội việc làm của lực lượng lao động trên.
Cần sự đồng hành của doanh nghiệp
Cơ hội là có thật, khả năng là có thật, nhưng công nhân, người lao động muốn chuyển nghề lập trình còn cần sự đồng hành của doanh nghiệp. Đó là tinh thần sẵn sàng hỗ trợ hợp tác đào tạo, tuyển dụng để người lao động có thể học tập và sớm chuyển dịch sang lĩnh vực này một cách thuận lợi. Đó là việc giảm – miễn chi phí học tập để người lao động thuộc nhóm yếu thế có thể dễ dàng tiếp cận các khóa học.
Đặc biệt, các mô hình học tập hợp lý rất quan trọng. Học trực tuyến được coi là giải pháp “vàng” giúp công nhân, người lao động ở bất kỳ đâu cũng có thể học lập trình, chuyển nghề.
FUNiX đã hợp tác 40 doanh nghiệp CNTT triển khai dự án Chuyển đổi số Công nhân, tài trợ học phí 100% và kết nối đầu ra, giúp công nhân có thể chuyển nghề lập trình một cách dễ dàng hơn. Xã hội cần thêm nhiều hoạt động thiết thực như vậy để giải quyết cũng lúc nhiều vấn đề: Việc làm cho người lao động, và nhân lực cho doanh nghiệp IT đang đỏ mắt tuyển người.
Quỳnh Anh
FUNiX cùng 40 doanh nghiệp đào tạo lập trình cho công nhân
Bình luận (0
)