Những góp ý từ một phiên chấm thi môn Toán rời rạc
Mình là xter vừa thi xong môn toán rời rạc hôm qua. Mình đã gửi email góp ý cho FUNiX và được xử lý, giải quyết xong. Kết quả mình đã pass môn. Dưới đây là toàn bộ nội dung email mình gửi cho FUNiX để các bạn tham khảo.
Table of Contents
Xin chào mọi người, mình là Nguyễn Thành Giáp xter vừa thi môn toán rời rạc xong hôm qua. Ở FUNiX mình đã thi lại mấy lần, lần nào cũng tâm phục khẩu phục. Chỉ có lần này, thấy bí bách thực sự. Mình đã gửi mail để phản ánh lại cho người chấm và phòng đào tạo. Giờ xin phép chia sẻ lên đây để mọi người cùng đọc.
Trước khi vào nội dung email đó thì mình xin khẳng định mô hình FUNiX là tuyệt vời, định hướng phân việc online, hệ thống Hannah, mentor không dễ dàng gì tổ chức được. Chắc chắn mình sẽ học đến cùng.
Bên trong bức tranh lớn đó thì chi tiết còn vẫn còn sạn, qua thời gian mình đã thấy nhiều thứ đổi thay tích cực.
Tới giờ mình chốt rằng FUNiX làm thật ăn thật, không phải chém gió chém bão, nhưng tốc độ chuyển mình chưa đạt kỳ vọng. Nên các xter có bức xúc thì góp ý thẳng thắn, đừng lẳng lặng bước đi. Một ngôi trường như thế này mà không thể duy trì hoạt động sẽ là thiệt hại nặng nề cho cả quốc gia trong tương lai.
(Update từ tác giả:
FUNiX đã có phản hồi và xử lý về vấn đề mình nêu:
Hơn 90 phút video vấn đáp và bài làm của mình đã được đem ra mổ xẻ, lần này kết hợp cả với nội dung giáo trình, có những trao đổi trực tiếp để làm rõ vấn đề.
Kết quả: là mình đã pass.
Vậy mình xin phép khóa bình luận, tuy nhiên vẫn treo bài này ở đây. Như bao bài khác trong group, đây vẫn là một ký ức và dấu ấn trong hành trình của Funix.
Cảm ơn sự đồng cảm của mọi người,
Chúc FUNiX ngày càng đem lại được những trải nghiệm học tập dễ chịu.
Từ sau dòng gạch ngang này là toàn bộ nội dung email của mình)
========================================
@mentor chấm thi:
Mình hơi bất ngờ trong phiên chấm hôm qua vì một số điểm, nó đã ảnh hưởng tới không khí của cả 2 phiên assignment1 và assignment2, xin lỗi mentor vì điều này.
Để mình tổng kết lại chút nhé:
1. GIÁO TRÌNH Ở MỨC CHUNG CHUNG, HỎI THI YÊU CẦU TRẢ LỜI KIẾN THỨC Ở MỨC CHI TIẾT TỪNG BƯỚC
Phiên 1, Asm1.
Bài tập: Giải một bài toán quy nạp. Bài nộp mình làm như copy cái video được học, nặn từng từ từng chữ tròn trịa ngoan ngoãn như cún con. Lúc hỏi thi lại cấm mở ra xem.
Ờ thôi được, dù sao cũng nhớ bập bõm, không nhiều thì ít.
Bạn yêu cầu mình nói từng bước giải bài toán quy nạp.
Mình đưa ra 3 bước trừu tượng, nói theo cách hiểu.
Bạn “bẻ: mình từng từ từng chữ.
Ok fine, và bước 2 của mình đã có vấn đề.
Mình nói bạn giáo trình không có như thế, nhưng nhất thời chưa nhớ chỗ nào, không dẫn giải cho bạn được.
(Bổ sung: Dù theo giáo trình hay theo Google, thực tế các bước mình nói không sai bước nào, bạn đã đưa ra điều kiện bắt buộc rằng n >= base case trong bước 2.
Nguồn tại đây.
Rồi sang phiên 2, asm2
Mình mở lại giáo trình đó cho bạn coi.
Họ cũng không liệt kê tới từng bước chi tiết, đó là một video dài để cho người xem hiểu vấn đề, không bật lên được cái bước số 2 mà bạn nêu.
Bạn kết luận là mình không nói được từng bước, thì phải nói được y hệt những gì họ nói trong video. Vậy là mình Fail.
2. YÊU CẦU BÀI TẬP KHÁC XA HỎI THI
a. Bài toán xếp chỗ cho cô dâu chú rể.
Đề yêu cầu tính toán ra kết quả, mình có viết lập luận và đưa ra đáp số.
Cách làm của mình không có liên quan đến quy tắc nhân tổng hợp. Giáo trình không có “Quy Tắc Nhân Tổng Hợp”. Đề bài cũng không có bắt phải dùng cách nào để làm.
Rồi bạn yêu cầu mình nêu Quy Tắc Nhân Tổng Hợp là gì?
Hóa ra Quy tắc nhân tổng hợp là từ nằm bên dưới bảng gọi là tiêu chí chấm.
Nói về tiêu chí chấm
Ở môn này, mình cảm thấy logic bài học – bài tập – tiêu chí chấm khá rời rạc. Bảng này có các cột Tiêu chí, Map to LO, Specification, Trọng số, Mandatory. So ra thì tất cả những gì trong cột tiêu chí mình làm khớp 100% các bài tập.
b. Bài về chứng minh phản chứng.
Bạn hỏi mình dường như bằng kiến thức ngành Toán. Mình trình bày cho bạn lời giải đi từ đâu đến đâu, điểm nào là điểm mâu thuẫn? Tới giờ mình cũng không hiểu ý bạn.
Phiên thi lại tiếp theo sẽ phải nói sao cho đoạn này? Mình cũng chưa biết nữa.
Quay lại Cái khung tiêu chí chấm thi ở bên dưới assignment: đây không phải thứ dành cho sinh viên và bắt sinh viên phải theo. Cái mình quan tâm là yêu cầu chính xác trong bài tập ở trên. Nếu yêu cầu có bao nhiêu, đảm bảo mình sẽ làm hết bấy nhiêu rồi mới nộp.
Thường thì yêu cầu đã bao hàm cái tiêu chí chấm, mình làm hết yêu cầu, kiểu gì tiêu chí chấm cũng là OK.
Các môn đều vậy, môn này sao lại làm khác đi?
3. MÌNH ĐÃ PHẢN ÁNH ĐỀ BÀI KHÔNG ỔN VÀ CẢM GIÁC NHƯ MÌNH ĐANG NÓI CHUYỆN VỚI MỘT CÁI MÁY.
Theo chuyên môn bạn nói đề không sai, nhưng theo những gì giáo trình dạy thì không thấy để đánh giá đúng hay sai nữa.
a, Giáo trình có chỗ nào chỉ ra các bước để xác định một hoán vị là chẵn hay lẻ?
Chỗ này mình phải search, phải hỏi, để biết được là à, nó có cái gọi là cặp nghịch thế. Ý tưởng đầu tiên về nghịch thế là nhờ An Tran gợi ý (sorry em giờ mới bình tâm để viết lại đoạn này cho chuẩn được), rồi tiếp tục mần mò định nghĩa các thứ, rồi mới viết được mấy dòng giải thuật cho yêu cầu.
Việc mình tìm Google là việc của mình, tuy nhiên giáo trình không dạy mà lại đi yêu cầu, hỏi thế có được không?
Bạn lại hỏi mình định nghĩa cặp nghịch thế, hỏi mình như là mình được học về cái đó. Không quan tâm mình đã nói gì về giáo trình.
b, Cho một tập hợp, hỏi đó là hoán vị chẵn hay lẻ. (đây là yêu cầu khác, không giống câu a)
Giáo trình dạy hoán vị phải có ít nhất 2 tập để so sánh, tìm cách biến đổi từ cái này sang cái kia, mới biết được nó có phải hoán vị không, có thì là chẵn hay lẻ. Chẳng khác nào đưa ra một bức tranh rồi hỏi nó có gì khác với các bức tranh còn lại. Trong khi bức còn lại thì chẳng thấy đâu. Mình đành suy luận để đưa ra một tập đáp án có thể khả dụng.
Bạn nói bạn không biết, nhưng cái này là điều hiển nhiên phải biết, bạn không đưa đáp án chốt.
4. LẦN ĐẦU TIÊN THẤY KHÔNG ĐƯỢC DỞ BÀI MÌNH LÀM RA ĐỂ NÓI VỀ NHỮNG THỨ MÌNH ĐÃ LÀM.
Tất cả bài làm bị gạt sang một bên. Mình cảm thấy bất ngờ. Nhưng sốc hơn là câu hỏi nặng lý thuyết chính xác và nhiều khi chẳng liên quan gì bài làm (lật lại ý 1). Điều đó khiến đây là phiên chấm asm vô lý nhất ở FUNiX mình đã từng trải qua.
5. TRAO ĐỔI CUỐI VỚI MENTOR
Khi mình hỏi bạn rằng: Nếu thật sự giáo trình đang không dạy những gì bạn hỏi, hoặc giáo trình không dẫn giải như những gì bạn nói, thì bạn định thế nào? Liệu có thể chấm theo cách làm của mình mà phục hồi điểm số? Bạn nói điểm vẫn thế, vẫn trừ, và bạn chỉ góp ý để sửa giáo trình. Ok, chắc đó là bổn phận của mentor, rất tròn vai, rất tốt. Mình chỉ có thể bỏ, hoặc chấp nhận thích nghi để vượt qua.
Đó là những thứ mình có thể viết thành lời, còn một số trải nghiệm bất ngờ và khó chịu khác thì thôi giờ cũng chẳng ngồi kiểm đếm được. Chắc chắn là còn nhé, và mình chưa liệt kê hết.
Cái sai của mình là trút nó lên đầu bạn, một người không có trách nhiệm của tổ chức trong vấn đề này, khiến phiên thi căng thẳng, chả giải quyết được gì cho cả đôi bên.
Còn phần nói chuyện được với mentor chỉ là chỗ này:
Mentor hỏi tại sao người khác vẫn học được và trả lời được, vẫn giáo trình như thế, mình thì không?
Không nhớ lúc đó mình đã trả lời chưa, nhưng bạn có thử đếm số người không học được và bỏ cuộc? Những người đó thậm chí không tới được bước mở phiên thi với bạn. Tuy nhiên thì số này bạn không gặp, không đếm được cũng đúng. Đồng cảm theo lối tư duy đó, bạn hỏi mình câu này có thể coi là hiển nhiên.
Câu trả lời chính thức của mình: Mình không phải là bản copy của họ, và đang cho bạn thấy góc nhìn của mình về chương trình này.
(Thông tin thêm: Bạn mình học trước đó vài tháng, nói rằng phiên bản của họ khác của mình. Có thể khi mình học là giáo trình vừa mới đổi xong, và chưa được rà soát chặt chẽ)
@Gửi cho người thiết kế giáo trình, bài tập:
Môn toán yêu cầu độ chính xác cao, em nghĩ nên thêm vào giáo trình các slide, mà bận quá thì viết word thôi.
Trong đó tổng kết kiến thức bằng tiếng Việt (có đề mục, có định nghĩa chính xác, có công thức).
Giáo trình tìm có nhiều ý diễn giải hay, nhưng đang thiếu phần trên để phù hợp cho xter. Và cái Spec cho phần Assignment cũng cần viết lại nữa.
Xin hết ạ,
Nguyễn Thành Giáp
Sinh viên FUNiX
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX
Bài liên quan
Bán dẫn là gì? Những kiến thức về bán dẫn mà bạn có thể chưa biết
Quy mô ngành bán dẫn toàn cầu dự kiến đạt 720 tỷ USD trong năm 2024, tăng trưởng với tốc độ trung bình hằng năm (CAGR) là 10,86%, và dự kiến đạt 1,21 nghìn tỷ USD vào năm 2029. Khu...
Report Thị trường IT Việt Nam 2024 – 2025: Cơ hội, Thách thức và Động lực
Hồ Chí Minh, Việt Nam – TopDev hân hạnh công bố Báo cáo Thị trường IT Việt Nam năm 2024 – 2025 với chủ đề “Vietnam IT & Tech Talent Landscape”, một bản phân tích toàn diện về bối cảnh công nghệ...
9X Đà Nẵng thành mentor FUNiX vì ấn tượng mô hình học trực tuyến
Nhiệt huyết trong công việc, anh Vương Dũng (29 tuổi, Đà Nẵng) là người "truyền lửa" giúp các học viên có thêm động lực trong học tập suốt hai năm qua.
Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
Nhiều phụ huynh lựa chọn hình thức học gia sư trực tuyến cho con với ưu điểm như tiết kiệm thời gian và chi phí, linh hoạt lịch học, đảm bảo chất lượng với sĩ số 1-1.
Trường Ban Mai đồng hành FUNiX ở chuỗi sự kiện hướng nghiệp
FUNiX phối hợp trường Ban Mai tổ chức buổi tư vấn hướng nghiệp trực tuyến chủ đề “Hiểu để đồng hành - Biết để chắp cánh”, hôm 19/4.
Báo cáo Việc làm và mức lương ngành công nghệ thông tin năm 2024
Người tìm việc có thể thấy thị trường lao động năm 2024 cạnh tranh hơn, vì các công ty thực hiện sa thải để cắt giảm chi phí, chậm tuyển dụng và đề nghị mức lương thấp. Nhưng một số...
Tự học lập trình PHP có khó không? Ưu & Nhược điểm của phương pháp tự học
Tự học lập trình PHP có khó không là câu hỏi nhiều người thắc mắc, bạn muốn biết phương pháp tự học liệu có hiệu quả, ưu nhược điểm là gì? Câu trả lời có ngay trong bài viết bên...
Trí tuệ nhân tạo phim: Loại hình phim & Cách ứng dụng AI khi làm phim
Trí tuệ nhân tạo phim là một trong những ứng dụng thành công nhất của nền công nghiệp AI. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn 4 loại hình phim phổ biến, cách ứng dụng và những bộ...
Bình luận (0
)