3 bước học lập trình cho người chưa biết gì về CNTT
Người chưa biết gì về IT vẫn cón thể học lập trình bằng nhiều cách khác nhau như: Tự học, học online, đăng ký các khóa học offline hoặc theo học tại các trường đào tạo CNTT...
Table of Contents
Bài viết dưới đây chia sẻ 3 bước học lập trình cho người chưa biết gì về IT. Bạn hãy tham khảo và thử nghiệm để đạt được kết quả như ý muốn nhé!
Xây dựng lộ trình – Nghiên cứu kỹ tài liệu
Việc đầu tiên mà bạn muốn học IT nhưng lại chưa có bất cứ kiến thức nền tảng gì, thì bạn cần xác định một lộ trình rõ ràng cho việc học: Mục tiêu học của bạn là gì? Bạn dự định học trong bao lâu? …
Có người học IT để đi làm, lấy nghề, có người học lấy kiến thức, kĩ năng, có người lại học để lấy bằng cấp. Tùy thuộc vào mục tiêu bạn sẽ có một lộ trình phù hợp, chọn lựa chương trình, khóa học phù hợp.
Chưa biết gì về công nghệ thông tin nên khi bắt đầu một khóa học công nghệ thông tin, bạn cần xác định sẽ dành 100% nỗ lực để học. Việc học tập nghiêm túc sẽ giúp bạn tiếp cận khóa học một cách cẩn trọng và quyết tâm hơn dù có khó khăn, thử thách.
Hãy bắt tay vào việc nghiên cứu kỹ lưỡng tài liệu học tập. Tìm hiểu những yêu cầu của khóa học cũng như nguồn học liệu được cung cấp. Bám sát tài liệu để học những kiến thức cơ bản, đây là bước khởi đầu của hầu hết mọi người khi học IT.
Hiện nay, hầu hết khóa học, trong đó có chương tình CNTT trực tuyến tại FUNiX cung cấp nguồn học liệu tin cậy, đa dạng, trang bị kiến thức chuẩn, cập nhật cho học viên. Các bạn chưa có nền tảng về công nghệ hoàn toàn có thể khai thác tối đa nguồn học liệu này để học hỏi và đặt những bước đi đầu tiên trên hành trình IT.
Chăm chỉ hỏi đáp, xin kinh nghiệm từ người đi trước
Bằng cách đặt câu hỏi và thành tâm chờ đợi lời khuyên, lý giải, các bạn chưa biết gì về công nghệ thông tin, chưa có nền tảng IT sẽ lĩnh hội được không ít kiến thức từ người giỏi, người đi trước. Qua một lần lắng nghe người khác chia sẻ, giải thích, bạn sẽ được thêm một lần học cũng như hiểu được cách tư duy, cách học của người xung quanh.
Nếu ở FUNiX, bạn có rất nhiều cơ hội để hỏi đáp: Hỏi mentor, hỏi Hannah, hỏi các học viên đồng môn… Cùng một câu hỏi, cùng một vấn đề bạn có thể hỏi nhiều người, lắng nghe họ phân tích, giải thích và rút ra kết luận của riêng mình.
Tìm cơ hội thử sức
Mentor Đinh Hồng Dương của FUNiX cho rằng, có nhiều vị trí trong ngành IT, từ các vị trí đòi hỏi tính kỹ thuật cao, cho đến các vị trí cần nhiều kỹ năng bên ngoài lập trình hơn như: Sale, BA (phân tích nghiệp vụ dự án), Kiến trúc sư hệ thống (biến các bài toán business thành các bài toán phần mềm); Coder (những người trực tiếp xây dựng ra sản phẩm); Kiểm thử (những người kiểm tra chất lượng sản phẩm); quản lý dự án (người đảm bảo team làm việc hợp tác vs nhau tạo ra sản phẩm); QA (những người đảm bảo dự án hoạt động theo đúng mô hình, quy trình); Logistic (những người support về thủ tục, giấy tờ, hành chính đảm bảo dự án hoạt động)… Dân Non-IT khi mới bắt đầu có thể học code, học test, trau dồi ngoại ngữ để theo nghề.
Với dân non-IT muốn chuyển nghề, thì họ hoàn toàn có thể học từ từ, hay chọn những vị trí như BA, QA, Tester/ logistics để thử sức. Người có nền tảng về ngân hàng có thể theo nghề BA. Những bạn có kinh nghiệm về thủ tục, hành chính văn phòng cũng có thể suy nghĩ chuyển dần qua nghề Tester.
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)