3 gợi ý giúp bạn thay đổi công việc thành công
Thay đổi công việc là một quyết định khá lớn đối với một người trẻ, đôi khi nó đi kèm nhiều thách thức, trở ngại đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn, đại dịch Covid nổ ra khiến mọi thứ trở nên bất định, chông chênh.
Table of Contents
Vậy, điều gì sẽ giúp bạn thay đổi công việc thành công? Hãy tham khảo ngay những gợi ý từ FUNiX qua bài viết dưới đây.
Xác định lý do và mục tiêu thay đổi công việc
Đầu tiên, bạn cần xác định lý do khiến mình lựa chọn thay đổi công việc cũng như mục tiêu mà bạn hướng tới.
Lý do thay đổi công việc là gì, do điều kiện làm việc hiện tại không đáp ứng được những mong muốn kỳ vọng của bạn như lương thấp, đãi ngộ không tương xứng, hay là không nhiều cơ hội học hỏi, phát triển bản thân?
Lý do chuyển việc cũng có thể vì bạn bất mãn với điều kiện làm việc, hay đơn giản vì muốn thay đổi không khí, cảm thấy mình không phù hợp với công việc nữa. Lý do thì đa dạng, nhưng bạn phải thật nghiêm túc, chỉ lựa chọn chuyển việc nếu đó là một lý do quan trọng, không thể khắc phục, hoặc vì bạn muốn mình bước những bước tiến mới mà công việc cũ không thể thỏa mãn.
Sau khi xác định lý do thay đổi công việc, bạn hãy nghĩ đến việc vạch rõ mục tiêu sắp tới: Bạn sẽ chuyển đổi công việc như thế nào? Vẫn là việc cũ, nghề cũ nhưng ở một công ty, doanh nghiệp mới thích hợp hơn, trả lương cao hơn, đãi ngộ tốt hơn; hay là một công việc khác, ngành nghề khác, vị trí khác? Mục tiêu của bạn là lương, thu nhập hay những giá trị khác như sở thích, mong muốn được cống hiến, phát triển khả năng riêng của chính mình. Từ mục tiêu, bạn sẽ khoanh vùng được hướng đi cho mình như: Rải hồ sơ ứng tuyển; tìm nơi làm việc; hay học tập để trau dồi kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Sự chuẩn bị kỹ lưỡng thay vì quyết định bồng bột, nóng vội
Mặc dù đã xác định được lý do, mục tueeu để chuyển việc, bạn vẫn cần có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng chứ không nên vội quyết định thiếu tính toán.
Bạn đã chuẩn bị ngân sách chi tiêu cho cuộc sống sau khi nghỉ việc? Bạn sẽ làm gì nếu không tìm được việc mới ngay? Bạn nghỉ việc khi đã có lời mời làm việc thích hợp mới, hay nghỉ việc rồi mới tìm việc tiếp? Bạn sẽ đi làm ngay hay cho phép bản thân nghỉ ngơi thêm một thời gian trước khi quay lại với nhịp làm việc hối hả?
Tất cả mọi thứ đều cần có sự chuẩn bị, và cần chuẩn bị cẩn thận để bạn không rơi vào khủng hoảng hậu thất nghiệp. Vì bất kỳ áp lực nào cũng có thể chi phối khiến bạn đưa ra lựa chọn việc làm không phù hợp cho mình, có thể khiến bạn hối tiếc.
Những quyết định thay đổi công việc mạo hiểm nhưng có tỉ lệ thành công cao
Đôi khi, thay đổi công việc có thể mang đến cho bạn thành công hoặc thất bại, vậy làm thế nào để tỉ lệ thành công cao? Một số người có thể rơi vào “vòng lặp”, chuyển việc nhưng chưa thật sự thỏa mãn với công việc mới vì họ quá thận trọng và không bứt hẳn ra khỏi vòng an toàn có sẵn.
Một số người mạo hiểm thay đổi như: Học nghề mới, chuyển việc hoàn toàn mới; Ứng tuyển các vị trí cao hơn công việc cũ, đòi hỏi sự tự tin, đầu tư về kiến thức hay chút “liều lĩnh”….
Để có tỉ lệ thành công cao, bạn có thể tìm đến những lời khuyên của bạn bè, người thân, đồng nghiệp, hay là chủ động học hỏi, trang bị cho mình kĩ năng, kiến thức chuyên ngành của mình như: Học tiếng Anh, học các kĩ năng mới, học một khóa học có giá trị chuyên môn, thậm chí là học nâng cao trình độ (đại học, thạc sỹ…).
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)