5 cách tự tạo động lực, vượt qua tình trạng trì trệ trong công việc
Sự trì trệ của bản thân là "kẻ thù" của chính bạn, khiến bạn khó có thể đạt được kết quả cao trong công việc cũng như cuộc sống. Để sự trì trệ cuốn theo, bạn có thể đánh mất chính mình, sự nghiệp, cũng như tương lai.
Table of Contents
Nhận thức được sự trì trệ của bản thân và nghiêm túc khắc phục nó giúp bạn kịp thời lấy lại bản lĩnh và tiếp tục nỗ lực phát triển sự nghiệp. Bài viết sau đây gợi ý cho bạn cách nhận biết sự trì trệ và các cách tự tạo động lực đơn giản nhằm vượt qua trạng thái không mong muốn này.
Khi sự trì trệ ập đến
Có bao giờ bạn nhận thấy: Mình đang hết sức bận rộn, có nhiều việc phải làm, có nhiều áp lực cần vượt qua, thậm chí có những đầu việc gấp gáp phải giải quyết nhưng bản thân thì cứ trì trệ, chây ì? Bạn không muốn động cựa tay chân, chỉ muốn nằm một chỗ, mặc kệ đời, dù biết deadline đang đến gần? Có bao giờ bạn rơi vào cả một giai đoạn mà mọi thứ rối tung vì sự trì trệ của chính bạn?
Đôi khi sự trì trệ cứ thế ập đến, và lảng vảng khiến ta khó tập trung vào bất cứ việc gì. Ta biếng lười, trốn tránh mọi thứ, không dám đối mặt với thực tế để rồi lãng phí thời gian thậm chí toàn bộ nỗ lực, công sức đã bỏ ra.
Làm gì để vượt qua sự trì trệ?
Ở mức độ nhẹ nhàng, bạn có thể dùng những cách đơn giản để vượt qua sự trì trệ như: Tâm sự với người thân, bạn bè về tình trạng của mình. Việc chia sẻ vấn đề, đồng thời nói ra nó một cách trung thực giúp bạn đánh giá đúng hoàn cảnh và có hành động thực tế, thay vì chỉ “suy nghĩ” về nó.
Ngoài ra, bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn, viết ra những cảm nhận và vấn đề của chính mình. Từ đó, bạn sắp xếp mọi thứ và giải quyết lần lượt từ nhẹ nhàng đến phức tạp, lấy lại năng lượng và tâm thế làm việc.
Tự tạo động lực cho chính mình
Không quá khó để tự tạo động lực cho bản thân, vượt qua sự trì trệ của chính mình.
Thứ nhất, hãy tạo dựng một lịch trình lành mạnh cho ngày của bạn, chấp nhận giảm bớt hiệu suất công việc như: Ngừng thức khuya, dậy sớm; ăn – ngủ – nghỉ vào giờ cố định, khoa học. Sức khỏe tăng cường giúp cho bạn bớt uể oải, phấn chấn tinh thần và sảng khoái hơn khi làm việc thực thụ.
Thứ hai hãy nhìn lại những thành quả mà bạn từng đạt được, nhìn nhận cố gắng và kết quả của mình để đánh giá đúng khả năng. Làm cho bạn tự tin hơn là việc cần thiết, giúp bạn vượt qua tâm thế trì trệ, dậm chân tại chỗ. Bạn thấy mình từng tốt đẹp, xứng đáng với những điều tốt đẹp và sẽ tiếp tục nỗ lực để theo đuổi những điều tốt đẹp.
Thứ ba, đặt ra các mục tiêu. Tự nhắc mình về những việc phải làm, mục tiêu đề ra cũng như đòn bẩy cho bạn như gia đình, người bạn yêu thương… Tự trao thưởng nếu bạn đạt được một mốc/ mục tiêu nào đó cũng là cách hay để khuyến khích, tực tạo động lực cho bản thân.
Thứ tư, hãy thử tham gia những khóa học lý thú và bổ ích – những khóa học chuyên môn hoặc ngoại khóa để nâng cao trình độ, rèn luyện kĩ năng cho mình. Khi học tập, bạn buộc phải rèn luyện não bộ, tiếp xúc với người khác…. Nhờ vậy, bạn được bơm thêm động lực cũng như cảm giác cần phải rèn luyện bản thân mỗi ngày. Điều đó giúp bạn bớt ỉ lại, bớt lười biếng, bớt ngại ngần… Dần dần, từng chút một, học tập sẽ khuyến khích bạn phát triển, vượt qua giai đoạn tồi tệ mà bạn đã rơi vào.
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)