5 tác động của COVID 19 làm thay đổi trong ngành công nghệ thông tin – Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

5 tác động của COVID 19 làm thay đổi trong ngành công nghệ thông tin

Chia sẻ kiến thức 07/09/2021

Hiện tại, bất kể bạn sống ở đâu trên thế giới thì đại dịch COVID-19 cũng có khả năng thay đổi cuộc sống hàng ngày của bạn. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với các doanh nghiệp - những người đã phải điều chỉnh nhanh chóng để thích nghi với bối cảnh đại dịch. Trong thời điểm này, phần lớn nền kinh tế toàn cầu phải dừng lại.

Hiện tại, bất kể bạn sống ở đâu trên thế giới thì đại dịch COVID-19 cũng có khả năng thay đổi cuộc sống hàng ngày của bạn. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với các doanh nghiệp – những người đã phải điều chỉnh nhanh chóng để thích nghi với bối cảnh đại dịch. Trong thời điểm này, phần lớn nền kinh tế toàn cầu phải dừng lại.

 

Tuy nhiên, có một ngành công nghiệp không bị chậm lại do đại dịch. Đó là ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), thậm chí đây còn là giai đoạn phát triển vượt bậc của ngành này để đáp ứng nhu cầu về các giải pháp cộng tác và làm việc từ xa vì phần lớn các doanh nghiệp chỉ sử dụng kỹ thuật số. Sự thay đổi đột ngột bởi tác động của đại dịch này khiến chúng ta đặt ra câu hỏi “Các doanh nghiệp sẽ quay trở lại cách họ đã hoạt động trước đây như thế nào?”

Dưới đây là năm thay đổi lớn nhất trong ngành công nghệ thông tin như là kết quả của đại dịch COVID-19.

1. Doanh nghiệp tiến hành kiểm tra sức chịu đựng (Stress Testing) thường xuyên hơn

Từ lâu, các chuyên gia và nhà cung cấp dịch vụ CNTT đã đảm bảo tiến hành Stress Testing thường xuyên đối với các hệ thống kinh doanh được coi là quan trọng đối với hoạt động hàng ngày. 

Vì lý do đó, thật dễ dàng dự đoán rằng kiểm tra sức chịu đựng trên toàn hệ thống mạng sẽ trở thành quy trình hoạt động tiêu chuẩn cho phần lớn các doanh nghiệp và các chuyên gia CNTT quản lý mạng. Nó sẽ trở nên cần thiết để đảm bảo rằng các dịch vụ phía WAN (Mạng diện rộng) có thể xử lý việc đảo ngược lưu lượng hoàn toàn giống như dịch vụ mà nhiều doanh nghiệp hiện nay buộc phải đáp ứng. Đó là một viễn cảnh mà có thể nhiều người chưa hề nghĩ tới, và cái giá phải trả sẽ rất nặng – có thể “giáng một đòn chí mạng” vào nhiều doanh nghiệp không lường trước được tình huống sẽ xảy ra.

2. Việc sử dụng điện toán đám mây sẽ gia tăng 

Trước đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp toàn cầu đã dần chuyển khối lượng công việc tính toán từ phần cứng tại chỗ sang sử dụng điện toán đám mây. 

điện toán đám mây

Sau khi các doanh nghiệp bắt đầu trở lại bình thường, sẽ không mất nhiều thời gian sau chúng ta thấy nhiều người đang đẩy nhanh kế hoạch chuyển khối lượng công việc bổ sung lên hệ thống điện toán đám mây. Đó là cách thông minh nhất để họ có được sự linh hoạt cần thiết để xử lý mọi tình huống, cũng như giảm chi phí vận hành công nghệ trong tương lai. Nó cũng sẽ thúc đẩy nhiều doanh nghiệp chưa xem xét việc chuyển sang sử dụng điện toán đám mây để thực hiện công việc, vì giờ đây ta có thể thấy lợi thế to lớn mà giải pháp hiện đại này đem lại trong thời gian gần đây.

3. Doanh nghiệp sẽ chú trọng đến hệ thống dự phòng

Đối với hầu hết các doanh nghiệp, các giải pháp công nghệ dự phòng luôn là nguyên tắc hoạt động cốt lõi để duy trì hoạt động kinh doanh liên tục. Vì lý do đó, các hệ thống dự phòng rất phổ biến trong các triển khai mạng lưới lớn. Tuy nhiên, loại dự phòng mạng đó vẫn chưa được chấp nhận trong đại đa số các mạng doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến nay.

Trong tương lai, tất cả các loại hình kinh doanh, cả lớn và nhỏ, sẽ sẵn sàng chi trả cho loại hình dự phòng mà trước đây chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn. Điều đó cũng sẽ thúc đẩy sự bùng nổ trong lĩnh vực CNTT để các công ty phát triển công nghệ mạng hỗ trợ nhu cầu đó, đẩy giá thành xuống mức thấp hơn mà ngay cả các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể đủ khả năng để áp dụng hệ thống dự phòng.

4. Tính linh hoạt sẽ trở thành một tiêu chuẩn

Ngay trước khi xảy ra đại dịch, các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình đã bắt đầu áp dụng những thứ như lịch làm việc linh hoạt và chính sách làm việc từ xa để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho nhân viên. Đó là lý do tại sao rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang không gian làm việc chung thay cho không gian văn phòng cố định trong vài năm qua. Các doanh nghiệp làm như vậy cũng có xu hướng nắm lấy các khái niệm CNTT như mang thiết bị của riêng bạn (BYOD – Bring Your Own Device) để giúp hỗ trợ lực lượng lao động.

Sau khi đại dịch COVID-19 qua đi, nhiều doanh nghiệp sẽ gấp rút áp dụng các giải pháp CNTT được tiêu chuẩn hóa để hỗ trợ BYOD và các sáng kiến ​​công nghệ linh hoạt khác. Thay vì chi ngân sách CNTT cho các thiết bị thuộc sở hữu của công ty, họ sẽ bắt đầu chi ngân sách đó cho cơ sở hạ tầng quản lý để thực thi chính sách công nghệ của công ty trên các thiết bị của nhân viên. 

5. Thời kỳ bùng nổ của công nghệ tự động hóa 

Những tiến bộ gần đây trong trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa quy trình bằng robot (RPI – Robotic Process Automation) đã dần bắt đầu phát huy tác dụng trong các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Trong nhiều trường hợp, lần đầu tiên các công ty tiếp xúc với công nghệ là phần mềm tự động hóa marketing. Các tổ chức lớn hơn thậm chí đã bắt đầu quá trình tự động hóa các công việc thường ngày hàng ngày ở bất cứ đâu họ có thể.

công nghệ tự động hoá

Khi cuộc sống trở lại như xưa, chắc chắn rằng các doanh nghiệp sẽ bắt đầu áp dụng tự động hóa ở bất cứ nơi nào có thể và sẽ tiếp tục đầu tư vào các công nghệ như vậy trong tương lai. Họ sẽ làm như vậy vì đó là cách chắc chắn nhất để giảm thiểu sự gián đoạn kinh doanh trong tương lai nếu có sự cố xảy ra tương tự như đại dịch khác chẳng hạn. Vậy nên ngành công nghệ máy tính và các hệ thống tự động hóa gần như không bị ảnh hưởng bởi đại dịch toàn cầu.

Đại dịch COVID-19 đã đem tới một môi trường CNTT hoàn toàn khác so với quá khứ

Những thay đổi đối với ngành CNTT được đề cập ở bài viết này sẽ không phải là những điều duy nhất xảy ra do hậu quả của đại dịch covid gây ra. Chúng chỉ là những kết quả rõ ràng và dễ thấy nhất ở thời điểm hiện tại. Rất có thể những tác động tổng thể mà đại dịch sẽ gây ra đối với ngành công nghệ thông tin thậm chí còn sâu rộng hơn rất nhiều và thậm chí không thể dự đoán được trước.

Lương Thuận – dịch từ Computer

Tại FUNiX FPT, đã có hơn 12.000 sinh viên là học sinh, sinh viên,người đi làm tận dụng 
thời gian rảnh do dịch để theo đuổi đam mê trở thành lập trình viên.Chương trình học Online 
chủ động thời gian, đáp ứng theo đúng nhu cầu của người học, phù hợp cho mọi lứa tuổi. 
Trong quá trình học, được hơn 4000+ Mentors là các chuyên gia CNTT hỗ trợ, mạng lưới công việc 
tại hơn 100 Doanh nghiệp CNTT.

Tìm hiểu chương trình học CNTT cho người đi làm tại đây
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại