Bí kíp giúp quản lý một team phát triển phần mềm hiệu quả
Bạn được giao quản lý một team phát triển phần mềm trong công ty. Bạn cảm thấy việc quản lý không dễ dàng như mình tưởng. Những kinh nghiệm mà FUNiX chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích cho bạn!
- Quy trình phát triển phần mềm chi tiết nhất dành cho dân lập trình
- Cách để xây dựng một phần mềm software dành cho dân công nghệ
- Để trở thành lập trình game thực tế ảo cần điều kiện gì?
- Chính thức ra mắt môn học Kiến trúc và thiết kế phần mềm (phiên bản mới)
- Thiết kế hệ thống cấp cao và cấp thấp trong phát triển phần mềm
Table of Contents
Bạn được giao quản lý một team phát triển phần mềm trong công ty. Bạn cảm thấy việc quản lý không dễ dàng như mình tưởng. Những kinh nghiệm mà FUNiX chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích cho bạn!
Phát triển phần mềm là gì?
Phát triển phần mềm là việc chuyển mục tiêu tiếp thị, nhu cầu của khách hàng thành sản phẩm phần mềm. Quá trình này gồm việc nghiên cứu mục tiêu tiếp thị kết hợp công nghệ phần mềm. Mục đích là phát triển những sản phẩm phần mềm của máy tính.
Kinh nghiệm quản lý nhóm phát triển phần mềm
Sau đây là một số kinh nghiệm quản lý nhóm phát triển phần mềm đúc kết từ những nhà quản lý dày dặn trong nghề:
Xác định mục tiêu rõ ràng và kỳ vọng
Một kế hoạch chi tiết, đội ngũ tài năng và phối hợp ăn ý sẽ phát triển dự án phần mềm thành công. Bạn nên đặt những mục tiêu và nguyên tắc chung cho nhóm của mình để các thành viên biết họ đang tập trung vào điều gì. Một số mục tiêu bạn có thể xem xét như phát triển phần mềm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu dự án và đúng hạn.
Bạn sẽ vạch ra những kế hoạch cụ thể từ những mục tiêu chung. Ví dụ bạn cần xây dựng văn hóa agile cho team với mục tiêu phát triển phần mềm chất lượng cao. Để đảm bảo hiệu quả và đúng hạn cần triển khai liên tục theo hướng tiếp cận DevOps và kiểm thử,…
Phân chia nhiệm vụ phù hợp giữa các thành viên trong nhóm
Trong một nhóm phát triển phần mềm, mỗi thành viên có những vai trò khác nhau. Ví dụ như các nhà phát triển, các kỹ sư đảm bảo chất lượng (QA), nhà thiết kế UX,… Là người quản lý phải hiểu nhiệm vụ của từng thành viên và phân chia nhiệm vụ sao cho phù hợp. Ví dụ hiểu sự khác biệt giữa back-end và front-end, full-stack, back-end và front-end để chỉ định các vai trò cho phù hợp.
Xây dựng quy trình hoạt động chặt chẽ và nhất quán
Người quản lý cần xây dựng quy trình hoạt động chặt chẽ ngay từ đầu. Khi có sự cố xảy ra nên thông báo cho những ai. Đồng thời, điều này cũng áp dụng cho chính bạn khi vấn đề phát sinh nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn. Ngoài ra, người quản lý cần nhất quán trong công việc, chính sách và kỳ vọng.
Thường xuyên tổ chức các cuộc họp một đối một
Khi chịu trách nhiệm quản lý team thực hiện một dự án, người quản lý thường tập trung vào bức tranh toàn cảnh hơn là tác vụ riêng lẻ. Để đảm bảo mọi thứ đi đúng hướng, bạn phải nắm bắt công việc mà các thành viên chịu trách nhiệm.
Người quản lý nên gặp gỡ thường xuyên với các thành viên trong nhóm phát triển phần mềm. Điều này giúp trao đổi về tiến độ của dự án và đón nhận sự chia sẻ của nhân viên mà họ có thể có.
Sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc
Một phần của việc quản lý nhóm hiệu quả là biết ưu tiên những vấn đề nào trước tại một thời điểm nhất định. Hiểu theo nghĩa đơn giản là bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ.
Thiết lập kênh và phương pháp giao tiếp
Bạn cần thiết lập các kênh để giao tiếp thông suốt phục vụ cho công việc của nhóm. Ví dụ như Zalo, Slack, Zoom, email, Skype,… Đồng thời, đưa ra những phương pháp giao tiếp nên được dùng vào các thời điểm khác nhau. Ví dụ nếu ai có câu hỏi khẩn cấp yêu cầu sử dụng Slack. Trường hợp thảo luận sâu về một vấn đề thì gặp trực tiếp qua Zoom.
Áp dụng các công cụ quản lý dự án và cộng tác
Sự hợp tác giúp đưa một dự án phát triển phần mềm thành hiện thực. Các nền tảng như Wrike, Asana, Trello,… cho phép bạn xem các nhiệm vụ liên quan với nhau ra sao. Từ những công cụ đó, nhóm của bạn cũng có thể nhìn được bức tranh toàn cảnh.
Trên đây là bí kíp giúp quản lý một team phát triển phần mềm hiệu quả. Quản lý là một quá trình không hề đơn giản. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể học được những kỹ năng này để dẫn dắt một nhóm các developers hoạt động một cách hiệu quả. Nêu bạn yêu thích công việc developers hãy tham gia khóa học lập trình tại FUNiX để có khởi đầu chuyên nghiệp.
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)