Chuyên gia công nghệ Hiếu PC chỉ rõ 5 điều cần chú ý để tránh bị lừa khi mua hàng trên Facebook
Việc sử dụng mạng xã hội để mua bán online cũng như các ứng dụng thanh toán ngày càng phổ biến khiến cho các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ăn cắp thông tin ngày càng trở nên tinh vi và trắng trợn hơn.
- Chuyên gia an ninh mạng Hiếu PC: "Tuyệt đối không click vào đường link lạ"
- Chuyên gia an ninh mạng Hiếu PC cảnh báo trang web lừa đảo mùa World Cup
- Lỗi mới xuất hiện trên nền tảng Facebook Messenger được Hiếu PC cảnh báo
- Hiếu PC cảnh báo 8 hình thức lừa đảo trên không gian mạng trong dịp Tết Nguyên Đán
- Group hỗ trợ Facebook miễn phí của Hiếu PC đột ngột "bay màu", chính chủ lên tiếng giải thích
Hiếu PC từng được chính quyền Hoa Kỳ đánh giá là một trong những hacker nguy hiểm nhất thế giới. Năm 2020, Hiếu PC trở về Việt Nam và đến nay đã trở thành cái tên quen thuộc với người dùng mạng xã hội Việt Nam cũng như cộng đồng công nghệ thông tin.
Hiếu PC là người sáng lập ra trang web Chống Lừa Đảo, đồng thời anh cũng đang làm việc tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực an ninh mạng. Bên cạnh đó, chàng trai tài năng này cũng thường xuyên có những chia sẻ trên trang Facebook cá nhân giúp người dùng mạng xã hội tránh gặp phải những trường hợp đáng tiếc.
Mới đây, chuyên gia đã chia sẻ về 5 điều cần chú ý khi mua hàng, mua vé máy bay… trên Facebook.
1. Chỉ mua từ những cửa hàng trực tuyến đáng tin cậy.
2. Luôn xác thực người bán.
3. Đảm bảo rằng, cửa hàng có một trang web đang hoạt động, số điện thoại và địa chỉ email.
4. Kiểm tra xếp hạng, đánh giá và phản hồi của người dùng.
5. Nếu có một sản phẩm nào đó quá tốt so với thực tế, đó có thể là lừa đảo.
Trước đó, Hiếu PC cũng đã từng đưa ra những cảnh báo về các hình thức lừa đảo trên Facebook mà nhiều người dùng gặp phải.
1. Giả mạo trang web, fanpage của các hãng tàu hỏa, máy bay, xe bus,… để bán vé bịp, giả mạo nhắm vào nhu cầu đi lại về quê ăn Tết đang ngày càng gia tăng.
2. Giả danh cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan nhà nước, tổ chức chính phủ để đe dọa, uy hiếp, tống tiền nhằm chiếm đoạt tài sản, thông tin cá nhân.
3. Lừa đảo qua các loại hình đầu tư đa cấp, sàn nhị phân, tiền ảo dựa hơi blockchain hay các dự án như gameNFT, gameFi…để lùa gà sau đó xả và bỏ chạy
4. Giả mạo các trang thương mại điện tử, và các nhãn hàng lớn để lập ra các trang giả nhằm bán hàng bịp.
5. Lừa chiếm đoạt tài sản qua thông báo trúng thưởng, bán xe máy giá rẻ,… nhắm vào lòng tham để lừa lấy tiền đặt cọc, lừa lấy thông tin danh tính.
6. Lừa lấy cắp thông tin cá nhân, tiền bạc, tài sản,… qua email, tin nhắn thương hiệu, tin nhắn văn bản SMS, hay nhắn tin qua mạng xã hội…rồi dẫn dụ nạn nhân vào các đường dẫn link độc hại giả gần giống với ngân hàng, ví điện điện tử…hoặc xây dựng tình cảm rồi sau đấy hứa hẹn gửi quà có giá trị.
7. Lừa đảo chiếm đoạt số điện thoại qua tin nhắn bảo là nâng cấp miễn phí lên SIM 4G hoặc 5G, rồi sau đấy chiếm quyền kiểm soát ví điện tử, tài khoản ngân hàng, Facebook, Email,…
8. Ngoài ra, các loại hình lừa đảo phổ biến khác như: hình thức cho vay tiền nóng, hình thức việc nhẹ lương cao, xuất khẩu lao động,… Cần phải cẩn trọng và tìm hiểu kỹ vì sẽ bị mất tiền đặt cọc, mất thông tin danh tính, hoặc bị ép làm nô lệ làm việc.
Thời đại công nghệ 4.0, việc sử dụng mạng xã hội để mua bán online cũng như các ứng dụng thanh toán ngày càng phổ biến khiến cho các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ăn cắp thông tin ngày càng trở nên tinh vi và trắng trợn hơn. Do đó, người sử dụng cần phải hết sức lưu ý và cẩn trọng.
>>Tại sao Facebook khóa hàng loạt tài khoản người dùng Việt ?
Minh Tiến
Bình luận (0
)