Định nghĩa về nghề lập trình, có nên chuyển sang nghề lập trình không? | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Định nghĩa về nghề lập trình, có nên chuyển sang nghề lập trình không?

Chia sẻ kiến thức 30/12/2021

Những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin đang nổi lên bởi nhiều ưu điểm như: lương cao, dễ tìm việc, nhiều cơ hội phát triển lâu dài. Hiện nay, có tương đối số bạn trẻ có xu hướng chuyển sang nghề lập trình, từ những bạn mới tốt nghiệp cấp 3 đến những người đã có công việc ổn định… Nhưng hầu hết ban đầu ai cũng có những băn khoăn có nên chuyển sang nghề lập trình không? Trong bài viết này, mời các bạn cùng FUNiX tìm hiểu.

1.Thông tin về nghề lập trình – Có nên chuyển sang nghề lập trình không?

Lập trình viên (Developers) được hiểu là kỹ sư phần mềm sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau để thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính. Một lập trình viên có thể được so sánh với một “nhạc trưởng” trong dàn nhạc, người chỉ huy một dàn nhạc (mã lập trình) để tạo ra một bản nhạc hoàn hảo (phần mềm máy tính).

2. Công việc và nhiệm vụ chính của một lập trình viên là gì? – Có nên chuyển sang nghề lập trình không?

Công việc của lập trình viên thường được chia thành các công việc cụ thể: lập trình game, lập trình web, lập trình hệ thống, lập trình di động, lập trình cơ sở dữ liệu, v.v. Công việc và nhiệm vụ chính của một lập trình viên là:

  • Tạo nên một ứng dụng hoặc những nền tảng mới.
  • Nâng cấp và fix các ứng dụng hiện hành có lỗi.
  • Xây dựng và cập nhật thêm các chức năng xử lý thông tin.
  • Nghiên cứu, nâng cấp và phát triển công nghệ mới.

3. Những tố chất quan trọng cần có của một lập trình viên

có nên chuyển sang nghề lập trình không
Để trở thành một lập trình viên bạn phải có khả năng tự học, tự thu nạp thêm kiến ​​thức và tự rèn luyện

Để trả lời câu hỏi: Có nên chuyển sang nghề lập trình không? trước hết bạn cần phải hiểu và biết được rõ bản thân mình. Để trở thành một lập trình viên giỏi bạn cần có những tố chất cần thiết cho bản thân như:

  • Cẩn thận, tỉ mỉ: vì tính chất phức tạp và yêu cầu cao của công việc lập trình đòi hỏi người lập trình phải làm việc cẩn thận, cần chú ý tới cả những chi tiết nhỏ nhất. Vì chỉ cần một sai sót nhỏ trong quá trình làm việc. Nó cũng sẽ làm cho sản phẩm bị hỏng và rất mất thời gian sửa chữa.
  • Tính độc lập và làm việc theo nhóm: Thông thường, mỗi lập trình viên thường làm một công việc riêng biệt trong dự án. Sau đó, họ kết nối với nhau để tạo ra một sản phẩm. Vì vậy, đòi hỏi người lập trình vừa có khả năng làm việc độc lập, vừa có thể hợp tác với đồng đội.
  • Khả năng về thiết kế sáng tạo và tư duy logic: Đây có thể được coi là yếu tố quan trọng nhất để tạo ra một sản phẩm chất lượng. Để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp phải có khả năng thiết kế, óc thẩm mỹ và sắp xếp mọi vấn đề một cách logic.
  • Tự học nâng cao kiến ​​thức: Lập trình là một nghề khó. Đến được với nó đã khó, sống chung với nó còn khó hơn. Vì vậy, bạn phải có khả năng tự học, tự thu nạp thêm kiến ​​thức và tự rèn luyện thì mới thành thạo.

4. Có nên chuyển sang nghề lập trình không?

Trước hết, có thể khẳng định rằng trong tất cả các ngành, nghề đều cần nguồn nhân lực dồi dào. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể thành công trong lĩnh vực mà mình đã chọn. Cố gắng tìm một công việc phù hợp với chuyên ngành trước đây của bạn.trước khi nghĩ đến việc có nên chuyển sang nghề lập trình viên không.

Tuy nhiên, nếu ngành của bạn hiện đang quá khó tìm việc. Hoặc cảm thấy mình không phù hợp với ngành, nghề, công việc mình chọn. Lúc này, bạn nên cho mình cơ hội chuyển sang ngành khác thuận tiện, dễ dàng hơn và mức lương tốt hơn. 

4.1 Thực trạng

Tại Việt Nam, nhiều thống kê đã hệ thống được nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin năm 2021 là 450. 000 nhân lựcc và thực trạng của thị trường việc làm ngành này là “cung không đủ cầu”. Nhu cầu việc làm trong lĩnh vực lập trình cũng được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong vài năm tới.

4.2 Tương lai

có nên chuyển sang nghề lập trình không là 1 câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm
Lập trình là ngành hot trên thị trường lao động trong những năm gần đây

Như đã nói ở trên, nhu cầu về ngành lập trình sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới. Chỉ thị số 01 / CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ công bố tháng 1/2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam cho biết, đến năm 2030, Việt Nam cần ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số. Để có thể phát triển kinh tế số, xây dựng thành phố thông minh, chính phủ điện tử, ứng dụng rộng rãi thành tựu công nghệ số vào các lĩnh vực kinh tế – xã hội và thực hiện chuyển đổi số quốc gia. 

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lập trình là một trong những nghề ít bị ảnh hưởng bởi Covid, thậm chí với nhu cầu chuyển đổi số tăng vọt trong hầu hết mọi lĩnh vực, ngành IT còn có xu hướng phát triển hơn trong thời kỳ đại dịch để đáp ứng nhu cầu thay đổi của con người.

4.3 Một ngành, nghề đáng để học

Lập trình là một ngành khá HOT trong thị trường công nghiệp hiện đại ngày nay. Để thiết kế website, viết phần mềm quản lý bán hàng hay các mã giao tiếp, chatbox tự động trên giao diện website cần có bàn tay của người lập trình… Lập trình viên cũng là người viết chương trình trên máy tính. máy tính làm cho nó hoạt động và chạy trơn tru trên cả thế giới mạng trực tuyến và ngoại tuyến.

Các lập trình viên luôn biết cách tạo ra sở thích của riêng mình. Khi họ đã thiết kế một trang web họ tự học và nghiên cứu mở rộng hơn. Ví dụ như quá trình học chỉnh sửa photoshop và thiết kế logo cho website. Sở thích vừa giúp lập trình viên giải trí, vừa tăng hiệu quả công việc, tiện cả đôi đường. Đến đây, chắc hẳn bạn đã có cho mình câu trả lời “Có nên chuyển sang học nghề lập trình?

4.4 Lập trình viên thường làm việc ở đâu?

Bài viết trả lời cho câu hỏi có nên chuyển sang nghề lập trình không
Lập trình chắc chắn sẽ là một nghề phát triển bùng nổ trong tương lai

Với nghề lập trình, bạn có thể lựa chọn phỏng vấn và làm việc ở các vị trí IT tại các công ty công nghệ, các công ty thiết kế phần mềm, bộ phận CNTT của các công ty kinh doanh. 

Mức lương khởi điểm của nghề lập trình có thể bắt đầu từ 5.000.000 – 10.000.000 VNĐ. Sau đó, chỉ sau 2 – 3 năm làm việc bạn có thể nhận mức lương lên đến 12.000.000 – 20.000.000 VNĐ. Những kỹ sư giỏi, họ có thể nhận mức lương từ 40.000.000 – 50.000.000 VNĐ sau khoảng 5 năm làm việc. Bên cạnh đó, tùy vào công việc mà bạn đảm nhận cũng có các mức lương khác nhau. Vì vậy đây chắc chắn sẽ là một nghề phát triển bùng nổ trong tương lai.

5. Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã hiểu sơ qua về lập trình và đã có cho mình câu trả lời “có nên chuyển sang học nghề lập trình không”. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm, tìm hiểu các khóa học lập trình. Đừng bỏ lỡ các khóa học lập trình tại FUNiX. Bạn hoàn toàn có thể sắp xếp thời gian của mình để vừa học lập trình vừa đi làm. Hãy là nhà đầu tư thông minh cho bản thân: Đầu tư nhỏ, thu hồi vốn nhanh, xin việc miễn phí. 

Phạm Thị Thanh Ngọc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!