Ba mẹ cần làm gì để hạn chế việc trẻ chơi game khi nghỉ hè?

Ba mẹ cần làm gì để hạn chế việc trẻ chơi game khi nghỉ hè?

Chia sẻ kiến thức 31/07/2022

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19, kỳ nghỉ hè của trẻ sẽ có sự khác biệt so với những năm trước đây. Trẻ ở nhà lâu dễ dẫn đến nghiện game, xem tivi, điện thoại cả ngày gây hại mắt và sức khỏe khiến cha mẹ không thể không nghĩ tới việc giúp trẻ hạn chế việc chơi game.

Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả giúp ba mẹ hạn chế việc trẻ chơi game, mời bạn tham khảo.

Trẻ ham mê game online

Trẻ thường mắc phải chứng nghiện game, tivi khi ở nhà quá lâu do dịch bệnh trong kỳ nghỉ hè. Nhất là các trò chơi hành động bạo lực trong thế giới ảo tác động đến suy nghĩ của trẻ. Nếu trẻ quá ham mê có thể khiến tâm lý, tinh thần bị thay đổi tiêu cực. 

Học lập trình là một trong những cách để hạn chế việc trẻ chơi game

Trẻ mê game  không chỉ tổn hại thần kinh, sức khỏe mà còn giảm hiệu suất học tập. Các mối quan hệ và kỹ năng xã hội của trẻ trở nên nghèo nàn. Vì thế, các bậc phụ huynh cần có những phương pháp để hạn chế việc trẻ chơi game quá nhiều.

Các bậc phụ huynh cần làm gì để hạn chế việc trẻ chơi game online?

Sau đây là những cách thức hạn chế việc trẻ chơi game để ba mẹ tham khảo:

Ba mẹ là tấm gương sáng cho con noi theo

Trẻ nhỏ thường hay bắt chước theo hành động của người lớn. Cho nên, ba mẹ phải luôn là tấm gương sáng cho con trong việc dùng và kiểm soát điện thoại, game. Không muốn con nghiện game, đam mê tivi thì ba mẹ cũng phải là người thực hiện nếp sống để trẻ noi theo.

Tâm sự, trò chuyện cùng con

Cha mẹ nên dành thời gian tâm sự, trò chuyện cùng với con về tác hại của chơi game, sử dụng điện thoại quá nhiều. Qua cuộc trò chuyện con sẽ hiểu phần nào và có ý thức phòng ngừa tác động xấu từ game. 

Để hạn chế việc trẻ chơi game, ba mẹ cũng cần thảo luận những điều cần lưu ý khi chơi game. Chẳng hạn như: thời điểm, thời lượng chơi, nếu vi phạm sẽ ra sao, dùng phần mềm quản lý thời gian,… Các bậc phụ huynh có thể thưởng cho con thời gian chơi game mỗi khi con làm việc nhà, làm xong bài tập,…

Dành nhiều thời gian bên các con, gia tăng các hoạt động thể chất

Ba mẹ nên dành thời gian của mình bên các con để thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của trẻ. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể cùng con hoạt động thể chất, rèn luyện sức khỏe mỗi ngày. Khi các con tham gia vận động thể thao sẽ hạn chế việc trẻ chơi game.

Cho con tham gia  những trò chơi rèn luyện tư duy, trang bị kỹ năng mềm

Cách tốt nhất để hạn chế việc trẻ chơi game là cho trẻ tham gia các trò chơi không cần dùng tới điện thoại, máy tính. Ví dụ như ba mẹ có thể cho con chơi trò lắp ráp rô bốt, học lập trình, học toán,… Trẻ vừa giải trí đầu óc vừa rèn luyện tư duy sáng tạo, tư duy logic và học thêm những kiến thức mới,… Đặc biệt, qua việc học lập trình trẻ sẽ rèn luyện được các kỹ năng mềm khác như: kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh nhạy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,…

Khuyến khích trẻ đọc sách, trau dồi kiến thức

Khuyến khích trẻ đọc sách cũng là biện pháp hiệu quả giúp hạn chế việc trẻ chơi game. Những cuốn sách  với chủ đề đa dạng, màu sắc bắt mắt luôn thu hút trẻ nhỏ. Nếu trẻ có niềm đam mê với công nghệ, phụ huynh có thể cho con đọc sách liên quan tới lập trình. Ba mẹ hãy cùng con đọc sách, thảo luận đưa ra nhận xét, cảm nghĩ về những gì bản thân đã đọc. Thông qua đó, trẻ sẽ tăng khả năng cảm nhận văn học, học hỏi những tri thức mới. Không những vậy, đọc sách còn gia tăng tình cảm gia đình gắn bó, trẻ có thể mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình.

Trên đây là những cách thức giúp ba mẹ hạn chế việc trẻ chơi game khi nghỉ hè trong tình hình dịch Covid-19. Phụ huynh có thể cho con tham gia những lớp kỹ năng sống, hay tham gia khóa học lập trình trực tuyến tại FUNiX để giúp trẻ có định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

                                                                                                                               Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!