Hỏi đáp cơ hội việc làm và tuổi thọ nghề Tester (kiểm thử viên)
"Tuổi nghề của nhân viên kiểm thử (tester) thường phụ thuộc vào đam mê của bạn đến đâu. Hiện nay, có những kiểm thử viên dù 40-50 tuổi vẫn làm việc rất hiệu quả." - chuyên viên kiểm thử tự động Phạm Đức Hải cho biết.
- Kinh nghiệm học FUNiX chuyển nghề Tester của cử nhân Kinh tế
- Giá trị của chứng chỉ Kiểm thử phần mềm (Tester) do FUNiX đào tạo
- Mentor Hoàng Thị Luy chia sẻ cơ hội việc làm ngành QA, QC
- Nữ giới ngoài 30 theo nghề Kiểm thử phần mềm được không
- Chuyển nghề Tester tuổi 30 cần kỹ năng quan trọng này
Bất kỳ công việc nào để đảm bảo hiệu quả cũng cần đặt ra một giới hạn tuổi tác nhất định. Đặc biệt, trong ngành IT, vốn nổi tiếng với sự phát triển nhanh, cần cập nhật những xu hướng công nghệ mới nhất, tuổi nghề luôn là một yếu tố được nhiều người quan tâm.
Vậy với Tester, giới hạn độ tuổi là bao nhiêu? U40 có thể tham gia thị trường nghề nghiệp này hay không? Cùng tham khảo qua một chia sẻ của anh Phạm Đức Hải – Automation Tester (chuyên viên kiểm thử tự động) tại EVNICT – Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin.
>> Khoá học đào tạo Tester trong 6 tháng, đảm bảo việc làm ngay sau khi hoàn thành chương trình
Q: Tuổi nghề của Tester là bao nhiêu?
Chuyên viên Phạm Đức Hải: Tuổi nghề của nhân viên kiểm thử thường phụ thuộc vào đam mê của bạn đến đâu. Làm Tester mà không có ý chí phát triển sự nghiệp, cải thiện tư duy, sẽ rất dễ nhàm chán. Hiện nay, có những kiểm thử viên dù 40-50 tuổi vẫn làm việc rất hiệu quả.
Q: Cơ hội việc làm ngành Tester cho U40 như thế nào?
Chuyên viên Phạm Đức Hải: Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể chuyển ngành, và nếu so sánh giữa lập trình viên và kiểm thử viên, chuyển sang kiểm thử sẽ dễ dàng hơn.Chuyển nghề khi lớn tuổi sẽ có những khó khăn nhất định như: khả năng tiếp thu chậm hơn, nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động (gia đình, công việc,…).
Hiện nay, cơ hội việc làm ngành Kiểm thử luôn rộng mở bởi các doanh nghiệp đều khát nhân lực. Tuy nhiên, cần phải thẳng thắn nhìn nhận các học viên lớn tuổi chuyển ngành sẽ phải cạnh tranh với nhiều bạn trẻ, những người giàu nhiệt huyết, tiếp thu nhanh. Chính bản thân chúng ta sẽ nhận ra mình có đủ sức để cạnh tranh hay không. Nếu giữ tinh thần sẵn sàng chiến đấu đến cùng, sẽ không thiếu cơ hội, nhất là trong ngành kiểm thử. Người đi theo được lĩnh vực này đến cùng thường phải kiên trì, bền bỉ và thực sự đam mê.
Q: Ngôn ngữ Nhật có cơ hội kiếm việc làm trong ngành Kiểm thử không?
Chuyên viên Phạm Đức Hải: Cơ hội làm Tester tiếng Nhật khá rộng mở. Các group tuyển dụng nhân viên kiểm thử phần mềm cũng thường xuyên tuyển dụng người biết tiếng Nhật. Hiện nay rất nhiều công ty Việt Nam đang làm phần mềm cho thị trường Nhật Bản và cũng có nhu cầu tuyển dụng kiểm thử viên. Bên cạnh đó, nếu có thời gian, hãy học thêm tiếng Anh để tăng khả năng cạnh tranh.
>> Khoá học đào tạo Tester trong 6 tháng, đảm bảo việc làm ngay sau khi hoàn thành chương trình
Q: Nhân viên kiểm thử có thể phát triển sự nghiệp theo lộ trình nào?
Lộ trình phát triển sự nghiệp của kiểm thử viên có thể chia ra thành hai hướng đi chính: phát triển theo lĩnh vực và phát triển theo vị trí.
– Phát triển theo lĩnh vực: chúng ta hoàn toàn có thể từ Tester lên QA (Quality Assurance – đảm bảo chất lượng phần mềm) hay BA (Business Analyst – phân tích nghiệp vụ). Tester phát triển thành BA cần phải va vấp nhiều dự án theo mô hình agile scrum (trong mô hình này, tester sẽ phải tham gia từ những giai đoạn đầu tiên và làm việc trực tiếp cùng với lập trình viên và BA), đồng thời phải đọc yêu cầu của khách hàng để viết các kịch bản kiểm thử, qua đó hiểu hơn về công việc của BA và đảm nhiệm vị trí này khi đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Hoặc từ Tester (kiểm thử viên) chuyển sang Automation Tester (Chuyên viên Kiểm thử tự động), yêu cầu quan trọng nhất đó là cần phải học thêm về code, không cần quá chuyên sâu như lập trình viên nhưng vẫn phải nắm được kiến thức căn bản.
-Phát triển vị trí: Từ nhân viên kiểm thử, trải qua nhiều dự án và trau dồi kinh nghiệm, bạn có thể trở thành Test Leader (trưởng nhóm kiểm thử). Sau một thời gian, nghiệp vụ vững chắc cộng thêm kỹ năng quản lý, bạn sẽ có cơ hội tiến lên vị trí Test Manager (Quản lý bộ phận kiểm thử của công ty).
Nhìn chung, cơ hội việc làm và thăng tiến trong nghề kiểm thử rất rộng mở, điều quan trọng nhất đó là bạn cần phải thực sự đam mê, luôn trau dồi kiến thức và không ngại những thử thách trong quá trình làm việc. Có những yếu tố này, chắc chắn bạn sẽ sớm thành công với lựa chọn của mình.
>> Khoá học đào tạo Tester trong 6 tháng, đảm bảo việc làm ngay sau khi hoàn thành chương trình
Minh Tiến
Bình luận (0
)