Hướng dẫn về Blockchain cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn về Blockchain cho người mới bắt đầu

Chia sẻ kiến thức 30/03/2022

Có vô vàn các ứng dụng công nghệ blockchain quan trọng đang dần thay đổi cách chúng ta tin tưởng và trao đổi giá trị. Hãy đọc những hướng dẫn về Blockchain cho người mới bắt đầu.

Công nghệ blockchain là gì? Điều gì khiến nó quan trọng đến vậy?

Hãy tưởng tượng một thế giới nơi bạn có thể gửi tiền trực tiếp cho ai đó mà không cần phải đến ngân hàng – chỉ mất vài giây thay vì vài ngày và không cần trả phí ngân hàng với giá cắt cổ.

Hoặc tưởng tượng một nơi mà bạn tích trữ tiền trong ví trực tuyến không cần ràng buộc với ngân hàng nào, bản thân bạn chính là ngân hàng và có toàn quyền kiểm soát tiền của bản thân. Bạn không cần sự cho phép của ngân hàng để truy cập hoặc chuyển khoản, và cũng không bao giờ phải lo lắng về việc sẽ có bên thứ ba nào đấy lấy tiền đi hoặc bị chính sách kinh tế của chính phủ thao túng.

Đó không phải là thế giới tương lai đâu; đó chính là thế giới hiện tại và số lượng người thích nghi sớm với thế giới này ngày càng tăng theo thời gian. Đây chỉ là một vài trong vô vàn các ứng dụng công nghệ blockchain quan trọng đang dần thay đổi cách chúng ta tin tưởng và trao đổi giá trị. Chúng ta sẽ nói sâu hơn về phần còn lại sau.

Song, đối với nhiều người, công nghệ blockchain vẫn là một chủ đề bí ẩn hoặc thậm chí là khá đáng sợ. Một số người thậm chí còn hoài nghi rằng công nghệ này chỉ có trong tương lai. Sự hoài nghi này tồn tại là điều dễ hiểu vì chúng ta vẫn còn trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển và áp dụng rộng rãi công nghệ blockchain.

Năm 2021 đối với blockchain cũng giống như hoàn cảnh cuối những năm 1990 đối với Internet. Và giống như internet, công nghệ blockchain sẽ không bao giờ lỗi thời, nó sẽ tiếp tục thống trị và nếu bạn đang đọc bài này, thì bạn đang là một người biết sớm về nó.

Bài đăng này sẽ làm rõ hơn về công nghệ blockchain. Đây sẽ là bài ‘giới thiệu về công nghệ blockchain 101’. Một bài phân tích blockchain hoàn chỉnh, dễ hiểu, từng bước một dành cho người mới bắt đầu. Bạn sẽ tìm hiểu mọi thứ từ blockchain là gì và tại sao nó lại quan trọng, đến cách blockchain hoạt động (từng bước một) và những ứng dụng công nghệ hứa hẹn của blockchain ở hiện tại và tương lai là gì. 

Sau bài này, bạn sẽ có đủ tự tin để đưa ra các quyết định đầu tư công nghệ blockchain một cách độc lập, sáng suốt về sau. Và cũng không còn cảm thấy thật bất lực khi ở trong một cuộc thảo luận về vấn đề này cùng với gia đình và bạn bè nữa!

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

Blockchain 101: Hướng dẫn về Blockchain cho người mới bắt đầu

Công nghệ blockchain là khái niệm hoặc giao thức đằng sau việc vận hành blockchain. Công nghệ blockchain làm cho tiền điện tử (các loại tiền kỹ thuật số được bảo mật bằng mật mã) như Bitcoin hoạt động giống như Internet kích hoạt email.

Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số (bản ghi kỹ thuật số của các giao dịch hoặc dữ liệu được lưu trữ ở nhiều nơi trên mạng máy tính), sổ cái phân tán không thể thay đổi (nghĩa là không thể thay đổi được giao dịch hoặc tệp được ghi lại) với rất nhiều trường hợp được sử dụng ngoài tiền điện tử.

Bất biến và phân tán là hai thuộc tính cơ bản của blockchain. Tính bất biến của sổ cái có nghĩa là bạn luôn có thể tin tưởng vào sự chính xác của nó. Thuộc tính phân tán thì bảo vệ blockchain khỏi các cuộc tấn công mạng.

Mỗi giao dịch hoặc bản ghi trên sổ cái được lưu trữ trong một “block”. Ví dụ: các block trên blockchain Bitcoin bao gồm trung bình hơn 500 giao dịch Bitcoin.

Thông tin chứa trong một block phụ thuộc và được liên kết với thông tin chứa trong block trước đó và theo thời gian, tạo thành một chuỗi (chain) giao dịch. Ghép lại ta được từ blockchain.

Các loại Blockchain

Có bốn loại blockchain:

  1. Public Blockchain ( Blockchain công khai)

Blockchain công khai là mạng máy tính mở, phi tập trung có thể truy cập được khi có  yêu cầu hoặc xác thực giao dịch (kiểm tra độ chính xác). Những người thợ đào xác thực giao dịch sẽ nhận được phần thưởng.

Các blockchain công khai sử dụng cơ chế proof-of-work (bằng chứng công việc ) hoặc proof-of-stake (bằng chứng cổ phần)  (sẽ thảo luận thêm ở phần sau). Hai ví dụ phổ biến về blockchain công khai bao gồm blockchain Bitcoin và Ethereum (ETH).

  1. Private Blockchains ( Blockchain riêng tư) 

Các blockchain riêng tư không được mở, chúng có các hạn chế về quyền truy cập. Những người muốn tham gia cần có sự cho phép của quản trị viên hệ thống. Chúng thường được quản lý bởi một chủ thể, có nghĩa là chúng tập trung. 

Ví dụ: Hyperledger là một blockchain riêng tư và được cấp phép.

 3. Hybrid Blockchains or Consortiums

Consortiums là sự kết hợp giữa public và private blockchain, đồng thời chứa các tính năng tập trung và phi tập trung. 

Ví dụ: Energy Web Foundation, Dragonchain và R3.

Hãy lưu ý: Không thể chắc chắn 100% về việc liệu rằng có phải có các khái niệm khác nhau hay không. Một số loại sẽ có sự phân biệt, trong khi có một số loại sẽ gộp chung cả 2 khái niệm với nhau.

  1. Sidechains

Sidechain là một blockchain chạy song song với chuỗi chính. Nó cho phép người dùng di chuyển tài sản kỹ thuật số giữa hai blockchain khác nhau và cải thiện khả năng mở rộng và tăng hiệu quả. Một ví dụ về sidechain là Liquid Network.

Lịch sử Blockchain

Blockchain không chỉ là một database, mà đó là một công nghệ mới với ‘niềm tin kỹ thuật số’ đang cách mạng hóa cách con người trao đổi giá trị và thông tin trên internet, bằng cách loại bỏ ‘người gác cổng’ khỏi quy trình. Để tìm hiểu sâu đầy đủ và chi tiết hơn, hãy xem bài viết của chúng tôi: Lịch sử ngắn gọn của công nghệ blockchain

Lịch sử blockchain nhìn lại đã đi xa hơn những gì bạn có thể tưởng tượng, chúng tôi đã cô đọng lại bằng cách trả lời bốn câu hỏi quan trọng:

Ai đã phát minh ra Blockchain?

Giao thức giống như blockchain đầu tiên được đề xuất bởi Nhà mật mã học David Chaum vào năm 1982. Sau đó vào năm 1991, Stuart Haber và W. Scott Stornetta đã viết về nghiên cứu của họ trên Consortiums.

Nhưng chính Satoshi Nakamoto (có lẽ là bút danh cho một người hoặc một nhóm người) mới là người đã phát minh và triển khai mạng lưới blockchain sau khi triển khai đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới, Bitcoin.

Hướng dẫn về Blockchain cho người mới bắt đầu

Mật mã học là một chuyên ngành sâu sắc và hấp dẫn với lịch sử lâu đời hơn cả blockchain. Để hiểu rõ hơn về cách mật mã học đóng góp cho công nghệ blockchain, hãy tham khảo: 

Tại sao mật mã khiến không điều gì có thể cản lại blockchain 

Ai sở hữu công nghệ blockchain?

Bởi vì công nghệ blockchain là công nghệ đằng sau blockchain nên sẽ không ai là người sở hữu cả. Internet chính là như vậy. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng công nghệ này và sở hữu các blockchain của riêng họ.

Ai đã sáng lập ra Bitcoin?

Satoshi Nakamoto.

Ai đã gửi và thực hiện giao dịch Bitcoin đầu tiên?

Nakamoto đã gửi mười bitcoin cho Hal Finney, người đã xây dựng hệ thống proof-of-work có thể tái sử dụng đầu tiên vào năm 2004.

Đọc thêm: 

 

Nguyễn Hải Nam

Dịch từ bài: Blockchain For Beginners: What Is Blockchain Technology? A Step-by-Step Guide

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại