Kinh nghiệm giao tiếp tốt tiếng Anh trong 2 tuần nhờ thiền định | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Kinh nghiệm giao tiếp tốt tiếng Anh trong 2 tuần nhờ thiền định

Chia sẻ kiến thức 22/05/2017

Do vậy việc đầu tiên là thay đổi cái ý nghĩ từ “ không thể” sang “có thể “ và “ rất dễ”. Khi tâm trí được định hình là “rất dễ”, mọi sự tự nhiên hanh thông.

Phạm Trung Hải

Bài viết  là chia sẻ của tác giả Phạm Trung Hải – mentor Đại học trực tuyến FUNiX về kinh nghiệm luyện giao tiếp tiếng Anh với người dân bản xứ tại Brunei dựa trên nguyên tắc Thiền định.

Đầu năm 2017, qua một cuộc thảo luận chóng vánh, tôi bắt đầu theo chân anh Nguyễn Thành Nam (Người sáng lập Đại học trực tuyến FUNiX – sang  Brunei  để làm  dự án Innovation Lab. Nói ngắn ngọn thì đây là dự án hợp tác giữa Trường đại học Brunei Darussalam (UBD) và  FPT để triển khai mô hình công xưởng phần mềm, đưa dự án thật vào đào tạo ở bậc đại học .

Nhận nhiệm vụ xây dựng hệ thống Lab tại  Brunei bao gồm cả đống công việc từ thiết kế tới vận hành là một thách thức không nhỏ, trong khi kỹ năng giao tiếp của tôi khá tệ. Có thể nói, phần việc mệt nhất với tôi lại là trao đổi trực tiếp với bên bạn  (từ sinh viên, nhân viên đến lãnh đạo) để thống nhất thiết kế và triển khai.

Lượng việc ban đầu  là khá nhiều. Tôi hầu như ko có thời gian để nâng cấp kỹ năng giao tiếp. Sát ngày bay sang tôi cũng chẳng thèm ngó ngàng với việc  luyện nghe. Các đối tác dự kiến đi cùng có kỹ năng giao tiếp tốt để hỗ trợ như XuânQN thì đến cuối lại hoãn  tiên sư cụ Xuân !).

Mà đúng là đời, đã đen còn thui, ông Xuân đã không đi lại thêm bạn sinh viên rất thạo giao tiếp+ kỹ thuật cũng xin nghỉ do không phù hợp lịch. Tuy nhiên như mọi khi tôi luôn tin rằng mình sẽ học rất nhanh thôi .

“Sẽ không có vấn đề gì, mình giỏi mà  – tôi tự nhủ ”.

Ngày thứ nhất , tại sân bay Thái Lan

Tôi bắt đầu cảm thấy tiếng Anh của mình đúng là hơi đuối thật, nghe mãi chẳng hiểu gì. Các bạn lễ tân nói nhanh như gió. Tôi đành bám sát Huy chim – aka mentor –  cho đỡ lo… bị lạc, nhỡ có thằng nào nó hỏi còn có người trả lời hộ.

w620h405f1c1-files-articles-2016-1101336-lam-viec-doanhnhansaigon-1-1480146895100-crop-1480146902117
Đừng để nỗi lo sợ cản trở bạn (Ảnh minh họa)

Ngày thứ 2, tại UBD

Tôi và Huy chim được đội bạn tiếp đón bằng các thủ tục nồng nhiệt, tham gia một loạt các lễ hội, rồi event, tiệc tùng linh đình…  Tôi chỉ biết làm mỗi việc cười nhe răng từ đầu đến cuối buối tiệc, vì đeck hiểu các bạn nói gì. (Đầu óc bắt đầu ong ong  và hơi nhức nhẹ, cơ thể có triệu trứng đơ, răng nhe nhiều quá đau hết cả hàm). Đến cuối buổi hai anh em được một bạn gái rất xinh chở về tận nhà. Trong khi thằng kia chat, chit cười với em ấy như với người yêu lâu ngày không gặp thì tôi chỉ biết thốt ra vài từ đơn giản như kiểu: “Where will we go ??”  và tự thấy hơi ngu ngu theo kiểu: Oh, great (đệch!! ). Mà có nói mấy câu đơn giản mà tôi thấy cô bạn cũng phải nghển cổ ra mới nghe được, chắc phát âm sai mẹ nó rồi!

Đêm  thứ 2, tôi  ngồi thiền không thể tập trung tâm trí được, các hình ảnh cứ lởn vớn. Ngày mai phải gặp các giáo sư rồi mà vẫn chưa nghe được thì thật sự không ổn lắm. Thôi mặc mẹ đời, cứ thư giãn đã rồi tính. Sau một giờ thiền, tôi tiếp tục tập bài nội công bát đoạn cẩm  trước khi đi ngủ,  cảm giác khoan khoái  vô cùng vì ở đây khí rất vượng, gần như gấp vài lần so với tập ở Việt Nam, dòng nội khí luân chuyển theo kinh  mạch, lan theo hơi thở ra tay, chân rần rật  làm tôi bổng sực tỉnh.

“Khí…”, đúng rồi! Mình cảm thấy khó nghe  vì  tâm ý đã tự trói mình từ đầu  nên gần như hạn chế não bộ tiếp nhận, ngoài ra tiếng nói cũng là một dạng năng lượng mang thông tin, khi cơ thể  không ở trạng thái thả lỏng, việc tiếp nhận thông tin trở nên khó khăn hơn bình thường. Khi khí đã bất thông tất sẽ đau (bất thông tất thống), các cụ nói đâu có sai.

Đại cương một chút về khí: Khí không phải là không khí. Nó là một loại năng lượng luân chuyển  trong mỗi một sinh mệnh từ cây cỏ đến con người. Giới  nhân điện gọi nó là năng lượng trường sinh học, giới yoga gọi nó là prana, giới võ thuật , đạo và phật gia gọi nó là khí. Người bình thường nếu muốn nhận ra nó thì phải giữ trạng thái tĩnh lặng, buông lỏng mọi cơ bắp và dùng tâm để chú ý bên trong cơ thể của mình, một thời gian sẽ dần cảm nhận được. Sau khi cảm nhận  được nó bạn có thể  tập điều hướng. Hoặc dùng ý chí để dồn khí mạnh hơn trên các huyệt đạo cụ thể. Có thể dùng cho phòng vệ, chữa bệnh hoặc tấn công. Khí được tôi luyện và bồi đắp theo năm tháng bằng các công phu như luyện thở  hoặc kích hoạt một số bí huyệt đặc biệt như môn phái Tẩy Tủy Công của FPT.

Để cảm nhận được khí cho người nào chưa biết gì, bạn hãy thử như sau:  Vỗ 2 tay vào nhau 10 lần, xoa mạnh hai tay 10 lần cho tới khi lòng bàn tay nóng lên rồi  tập trung toàn bộ ý chí vào 2 lòng bàn tay  và từ từ đưa ra 2 bên  giống như bạn đang cầm một quả cầu   vô hình  ở giữa. Nếu bạn cảm thấy có hấp lực, thì chúc mừng bạn đã cảm nhận được nó rồi đấy. Nếu tinh ý và được training tốt hơn, bạn sẽ thấy được những vệt sang mờ giữa các ngón tay như hình trên đấy. (Hãy thử nó vào buổi tối nhé!)

Dường như đã hiểu rõ nguồn cơn và có cách xử  lý, tôi yên tâm chìm vào giấc ngủ.

 Ngày thứ 3 , làm việc trực tiếp với  giảng viên UBD về thiết kế chương trình

Tôi đã có sự chuẩn bị trước 2 giờ cho cuộc họp. Tôi ngồi thiền hết  1 giờ để dẹp bỏ toàn bộ tạp niệm , thư giãn toàn bộ cơ thể để chuẩn bị cho cuộc găp. Sau khi tâm trí đã lắng đọng, tôi tiếp tục điều hướng tâm trí mình đến cuộc gặp. Tôi  hình dụng cuộc gặp tràn đầy niềm vui giữa những người bạn thân, không gò bó, không định kiến. Tôi tiếp tục hình dung về các khuôn mặt rạng rỡ  và xinh tươi trong cuộc họp, những tiếng nói của các bạn hay như chim hót vậy.

Giờ họp đã đến, tôi đến găp các bạn với tâm trạng và trạng thái năng lượng ở mức cao nhất. Tôi không cần phải cố gắng căng tai và gồng cứng các bơ bắp để nghe bạn nói. Tất cả các việc của tôi làm là: thả lỏng, tự nhiên, luôn tự ám thị rằng: Bạn nói rất dễ nghe. Và rồi rất nhanh tôi đã bắt đầu nghe được một  số các keyword, các ý chính của cuộc thảo luận, dù rằng một số chi tiết  vẫn còn bị sót và Huy chim phải update thêm sau cuộc họp. Thôi kệ, vậy tốt lắm rồi. Bạn nói dễ nghe thật, tôi tự nhủ.

Ngày thứ 4,  là Thứ Sáu

Ngày này ở Brunei không làm việc nên trường vắng tanh. Tuy nhiên lòng tự tin phần nào được củng cố, tôi quyết định ra ngoài giao lưu cùng dân địa phương. Tôi nói chưa chuẩn  (Chả sao cả: cầm thêm bút và giấy đi, cẩn thận thì download thêm bộ từ điển anh việt trên điện thoại, thế là đủ để tung hoành rồi!)

Ngày thứ  5 và 6

Càng ngày ngưỡng nghe càng chính xác hơn, tôi không cần giấy và bút khi giao tiếp. Trường hợp bí quá thì  vẫn dung điện thoại để check lại từ  và show luôn cho bạn xem, đồng thời cũng kiểm tra lại cách phát âm.

Sang tuần thứ 2, dù Huy chim đã về nước  nhưng  mọi thứ ngày càng trở lên dễ dàng hơn. Tôi bắt đầu chủ động trò chuyện được với người  trợ lý Brunei, cuộc trò chuyện dần lan sang cả chính trị, Đạo Hồi , đủ thứ trên trời dưới bể, gặp chỗ nào khó thì đơn giản hỏi lại, bạn sẵn sàng diễn giải lại bằng các thuật ngữ dễ hiểu hơn. Các bạn ở Brunei  phần lớn đều có năng lực sư phạm về ngoại ngữ rất tốt.

Đến tuần này tôi cũng quen với việc nhận  và trả lời các cuộc gọi trực tiếp không bắt bạn trợ lý phải nhắn tin như mọi khi nữa .

Tuần thứ 3

Ngưỡng nghe trở nên tốt, tôi đã nghe  và hiểu rõ chi tiết toàn bộ cuộc họp với ban lãnh đạo và giảng viên UBD, có những người mà trước đây 2 tuần tôi còn không thể nghe nổi họ nói cái gì thì bây giờ mọi thứ đã trở lên rõ ràng. Khi nói chuyện với người trợ lý, bạn cũng cho biết: “Hải tiến bộ nhanh thật, tôi bất ngờ đấy!”

anh-buoi-chieu-canh-rung-1
Giữ cho tâm tích cực và áp dụng một số nguyên tắc thiền định, bạn hoàn toàn có thể cải thiện việc học tiếng Anh giao tiếp – cũng như nhiều mục tiêu khác trong cuộc sống (Ảnh minh họa)

….

Tạm chốt lại một số kinh nghiệm trong quá trình “luyện giao tiếp ” của tôi, phần lớn đều dung các kỹ thuật của khí công, thiền định, bạn có thể áp dụng được như sau theo nguyên tắc:

Nguyên tắc  1: Khi bắt đầu làm mọi công việc, luôn suy nghĩ tích cực rằng nó rất dễ, có thể dùng cách ám thị mạnh bằng các câu nói trong đầu, dòng chữ  dán tường, trên mọi chỗ có thể nhìn thấy để bắt tâm trí phải ghi nhận từ đó ghi vào tiềm thức.

Khoa học ngày nay đã phát hiện ra con người là một hệ thống tuân thủ theo “believe system” – nói đơn giản là nếu bạn nghĩ bạn như thế nào thì bạn sẽ hành động như thế đó. Nếu bạn nghĩ bạn đần độn ngu ngốc thì… hẳn nhiên là bạn đúng. Đương nhiên không phải cứ nghĩ ra là được ngay  mà nó cần một khoảng thời gian lặp lại đủ dài liên tục để có tác dụng, tiềm thức ghi nhận và bắt đầu vận hành.  Như vậy hẳn nhiên bạn sẽ thấy rất nguy hiểm nếu ta duy trì một tâm trí tiêu cực trong thời gian dài nhỉ ?  Tin vui là bạn có thể chủ động tương tác trực tiếp để  thay đổi nó. Nếu bạn chưa biết gom tâm bằng thiền thì có thể tạm dùng cách ám thị buộc tâm trí phải ghi nhận bằng cách: Xem thông điệp trước khi đi ngủ hoặc ngay sau khi thức dậy (đây là những mốc thời gian cho phép ám thị mạnh và nhanh nhất ).

Rất nhiều các xter (học viên, sinh viên của Đại học FUNiX) hiện đang tự gài bẫy tâm trí mình với việc này. Họ thường nói rằng: “Em vất vả lắm, khổ lắm” hay đại loại như vậy. Một số bạn còn nói rằng, nhà nghèo không có mạng phải dùng 3G.

Xin nhắc lại là các vấn đề khó  khăn hầu hết là do bạn tưởng tượng ra cả. Thực chất là không hề có (nếu bạn đã biết rằng hồi chúng tôi học IT có được cái đĩa mềm là may mắn và cả tháng mới được dùng giờ máy tính thì việc các bạn có 3G với chúng tôi ngày xưa là một hạnh phúc vô bờ  bến).

Do  vậy việc  đầu tiên là thay đổi cái ý nghĩ từ “ không thể” sang “có thể “ và “ rất dễ”.  Khi tâm trí được định hình là “rất dễ”, mọi sự tự nhiên hanh thông  (Đây là chữ TÂM).

Nguyên tắc 2:  Trong quá trình làm việc, trước cuộc hẹn, một cuộc nói chuyện khó khăn cần dùng hình dung thuật ( visualization ) để định hình tâm trí  chú tâm vào kết quả đạt được  cũng như gia tăng lực hấp dẫn tối đa. (Mức độ hình dung càng rõ ràng bao nhiêu thì kết quả đạt được càng nhanh bấy nhiêu ), tôi đã dùng kỹ thuật này cho ngày thứ 3, kỹ thuật này được tôi dùng rất nhiều trong các cuộc hẹn, những buổi phỏng vấn xin việc, các  trao đổi với những người  khó nhằn và tôi chưa bao giờ thật bại. (Đây là chữ Ý).

Nguyên tắc 3: Luôn thả lỏng, đừng gồng cứng, đừng lo lắng và đừng bao giờ cần phải cố gắng làm cái gì. Một khi bạn đã cố gắng, cố gắng… thì tất sẽ gây ra hiệu ứng đơ, các dòng năng lượng bị cản trở và bạn sẽ đau hoặc nhức mỏi  là tất yếu vì càng làm càng hỏng. Tốt nhất là hãy để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục. (Đây là chữ KHÍ).

Vừa rồi là trải nghiệm của tôi, nếu  bạn muốn trao đổi hoặc đơn giản là muốn rèn luyện kỹ năng tiếng anh và  được trang bị các công nghệ lập trình mới nhất như robotics, mobile, IOT … với các chuyên gia IT tại Brunei thì bạn liên hệ sớm nhé. Email haipt17@fe.edu.vn. Lab tiếp theo sẽ bắt đầu từ 15/08 /2017.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại