Lộ trình học lập trình web hiệu quả bạn nên tham khảo
Các lập trình viên web đóng vai trò quan trọng để duy trì một xã hội kỹ thuật số như hiện tại. Những chuyên gia này tạo ra giao diện trang web (front end) và đứng sau hậu trường (back end) đảm bảo rằng các ứng dụng chạy trơn tru. Cùng tìm hiểu lộ trình học lập trình web để trở thành lập trình viên chuyên nghiệp.
- Hành trình từ học viên FUNiX trở thành trưởng nhóm tại FPT Software
- Học lập trình web - Định hướng cho bạn khi chưa biết nên bắt đầu từ đâu?
- Nên học lập trình web hay lập trình ứng dụng? Cơ hội, tiềm năng trong tương lai
- Top 5 khóa học lập trình web tốt nhất cho dân mới vào nghề
- Tại sao học sinh nên học lập trình web? Chia sẻ các tip học lập trình web cho học sinh hiệu quả
Table of Contents
1. Lập trình viên Web là gì?
Các lập trình viên web có nhiệm vụ thiết kế, duy trì và tối ưu hóa các trang web và các ứng dụng dựa trên web khác phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Họ dựa vào những hiểu biết sâu sắc từ lập trình máy tính, phát triển phần mềm và thiết kế đồ họa và thường làm việc cùng với các chuyên gia trong từng lĩnh vực. Nhiều người mới thường xuyên thắc mắc về lộ trình học lập trình web hiệu quả sẽ diễn ra thế nào? Trước tiên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về các loại lập trình web chính.
2. Các loại lập trình web
Nếu bạn đã tìm hiểu thông tin trên mạng xã hội về nghề lập trình web, bạn sẽ biết có 3 loại chính dưới đây:
2.1. Lập trình viên Front-End
Các lập trình viên web này tập trung vào khía cạnh người dùng của các trang web. Họ tạo ra các giao diện người dùng trực quan với thiết kế hấp dẫn.
2.2. Nhà phát triển Back-End
Các lập trình viên back-end chuyên về thành phần chi tiết trang web, tối ưu hóa các yếu tố ẩn quan trọng mà hầu hết người dùng không nhìn thấy được. Họ thường thiết kế cơ sở dữ liệu và sử dụng các ngôn ngữ như PHP, CSS hoặc Python.
2.3. Lập trình viên full stack
Các nhà phát triển web full-stack kết hợp cả lập trình front-end và back-end. Họ xem xét quá trình sáng tạo từ cả hai góc độ và sở hữu các kỹ năng để hoàn thành nhiệm vụ ở cả hai đầu.
3. Lộ trình học lập trình web chuyên nghiệp
Để thành thạo kiến thức lập trình và bước vào hành nghề, bạn cần có lộ trình phát triển cụ thể và rõ ràng. Theo dõi các gợi ý dưới đây của FUNiX để biết thêm những đầu việc cần làm trên chặng đường chinh phục nghề lập trình viên.
3.1. Thi lấy chứng chỉ
Lộ trình học lập trình web trước tiên phải hoàn thành chương trình đào tạo để phát triển các kỹ năng của coding và programming. Trong hầu hết các trường hợp, đây là chương trình cấp bằng khoa học máy tính với các khóa học cốt lõi về thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu và các ngôn ngữ lập trình cần thiết được các chuyên gia trong ngành sử dụng.
Bằng cao đẳng về khoa học máy tính thường mất hai năm để hoàn thành, trong khi bằng cử nhân về khoa học máy tính có thể cần bốn năm. Các vai trò cấp cao có thể yêu cầu trình độ học vấn nâng cao hơn, như thạc sĩ hoặc tiến sĩ, bao gồm vài năm nữa sau cử nhân.
Trình độ học vấn cần thiết cho việc làm khác nhau giữa các công ty và lĩnh vực. Mặc dù có thể đạt được vị trí lập trình web ở cấp độ đầu vào với bằng cấp hoặc chứng chỉ liên kết, nhưng bằng cử nhân sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn và giúp bạn có được vị trí tốt hơn để thăng tiến trong tương lai.
3.2. Tham gia thực tập
Khi tham gia thực tập với vai trò là một lập trình viên web mới, bạn sẽ có thêm nhiều kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Đây là bước không thể thiếu trong lộ trình học lập trình web mà bạn đọc cần lưu ý. Thực tập mang đến cho người học cơ hội áp dụng kiến thức và phát triển toàn diện khi trực tiếp làm việc với khách hàng và cộng tác với các lập trình viên khác.
Một số chương trình cấp bằng dành cho lập trình viên web có hỗ trợ giới thiệu vị trí thực tập cho học viên. Nếu chương trình không cung cấp vị trí, bạn hãy tận dụng mối quan hệ xung quanh mình để nắm bắt cơ hội thực tập quý giá.
3.3. Lộ trình học lập trình web: Đầu tư vào portfolio
Portfolio là tổng hợp những sản phẩm nổi bật bạn từng thực hiện trong quá khứ. Một Portfolio được đầu tư kỹ lưỡng cả về thiết kế bên ngoài lẫn bề dày thành tích bên trong sẽ gây ấn tượng mạnh với các nhà tuyển dụng. Các đầu mục của Portfolio có thể bao gồm dự án tốt nghiệp bạn đã từng thực hiện, công việc đã đạt được từ kỳ thực tập hay các dự án phụ khác. Các chương trình về lập trình web là tài nguyên hữu ích để xây dựng một Portfolio liên quan đến công việc bạn ứng tuyển.
3.4. Thu thập nhiều giấy chứng nhận
Khi có nhiều chứng chỉ liên quan đến công việc lập trình web, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận các vị trí tốt trong ngành. Chứng chỉ là giấy tờ pháp lý chứng minh năng lực và kỹ năng bạn có. Ngoài ra, nó còn thể hiện sự cầu tiến học hỏi và cập nhật những phát triển mới nhất trong lĩnh vực lập tình này. Lộ trình học lập trình web không chỉ học lý thuyết mà bạn cần áp dụng vào thực tế, bằng cách tham gia các cuộc thi lớn nhỏ để lấy kỹ năng, kinh nghiệm và chứng chỉ viết vào CV.
Một số trường cung cấp các chứng chỉ độc lập về lập trình web front-end hoặc full-stack. Ngược lại, các doanh nghiệp như Microsoft, Adobe và Amazon cung cấp các chứng chỉ dựa trên kỳ thi trong các lĩnh vực như JavaScript và phát triển đám mây. Zend cũng có những cơ hội tương tự trong việc đào tạo PHP và các yêu cầu gia hạn chứng nhận khác nhau tùy theo bên cấp chứng chỉ.
3.5. Tạo Sơ yếu lý lịch
Một lập trình viên web muốn tạo ấn tượng cần có một sơ yếu lý lịch ngắn gọn và đầy đủ thông tin. Sau khi quan tâm đến việc xây dựng lộ trình học lập trình web hiệu quả, bạn cần biết cách xây dựng sơ yếu lý lịch cá nhân truyền tải chính xác giá trị của bạn. Sơ yếu lý lịch thành công khi nêu bật các kỹ năng và trình độ, liệt kê năng lực lập trình và ngôn ngữ mã hóa, trình độ học vấn và kinh nghiệm chuyên môn, cũng như bất kỳ kỹ năng kỹ thuật hay chứng chỉ ngành nào khác.
Khánh Huyền (Theo Thebestschools.org)
https://thebestschools.org/careers/career-guide/web-developer/
Bình luận (0
)