Ngôn ngữ lập trình Java có những điểm mạnh, điểm yếu nào?

Ngôn ngữ lập trình Java có những điểm mạnh, điểm yếu nào?

Chia sẻ kiến thức 26/11/2021

Ngôn ngữ lập trình Java hiện cho phép tạo ra các mã, chương trình mô-đun tái sử dụng giúp hệ thống linh hoạt và mở rộng.

Ngôn ngữ lập trình Java nhờ những ưu điểm nổi bật và sự tiến hóa không ngừng đã tồn tại trong hơn hai thập kỷ. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ những điểm mạnh, hạn chế của lập trình Java để những người mới hiểu rõ hơn. 

Những ưu điểm của lập trình Java

Hiện tại, có hơn 3 tỷ thiết bị, ứng dụng và trang web đang chạy Java ở khắp mọi nơi. Các ứng dụng điện thoại như: Whatsapp, FlipKart, Facebook, Linkedin. Một số trang thương mại điện tử như: Liferay, Youtube, Google, SAP, NetSuite, Alfresco, Netflix, Mifox,… Ngôn ngữ lập trình Java sở hữu những điểm mạnh sau:

Lập trình Java hướng đối tượng

Ngôn ngữ lập trình Java cho phép tạo ra các mã, chương trình mô-đun tái sử dụng giúp hệ thống linh hoạt và mở rộng.

API phong phú

Lập trình Java có số lượng API đa dạng đáp ứng các hoạt động khác nhau. Ví dụ như: kết nối mạng, phân tích cú pháp XML, kết nối cơ sở dữ liệu, I / O, các tiện ích.

Công cụ mã nguồn mở phát triển nhanh chóng

Java được áp dụng vào lượng lớn các công cụ phát triển mã nguồn mở. Đây là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến được các nhà phát triển lựa chọn nhiều. Ví dụ như Netbeans và Eclipse, là nền tảng đóng góp hiệu quả trong việc tạo ra lập trình Java. 

Thư viện mã nguồn mở

Số lượng lớn các thư viện nguồn mở với sự hỗ trợ công nghiệp giúp lập trình Java được ứng dụng mọi nơi. Nhiều tổ chức phổ biến như Yahoo, Facebook, Apache, Google, LinkedIn,… đã đóng góp cho một số thư viện này. 

Ngôn ngữ lập trình Java sở hữu những điểm mạnh vượt trội

Miễn phí

Lập trình Java được miễn phí cho người dùng, mang lại hiệu quả chi phí cho doanh nghiệp. Bởi nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn phát triển ứng dụng web, phần mềm nhưng lại hạn chế về ngân sách. Java đã hỗ trợ cho những doanh nghiệp trong sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.

Quá trình học tập

Ngôn ngữ lập trình Java có quá trình học tập ngắn, dễ biên dịch, gỡ lỗi và dễ viết hơn các ngôn ngữ lập trình khác. Ví dụ như: Objective-C, C ++, C #. Đặc biệt, cú pháp của Java giống như tiếng Anh viết và nói hàng ngày nên dễ đọc, dễ ghi nhớ. Các lập trình viên có thể tiếp thu nhanh, làm việc hiệu quả trong một thời gian ngắn học tập. 

Hỗ trợ cộng đồng

Lập trình Java được hỗ trợ bởi cộng đồng lớn nhất thế giới. Cộng đồng sẽ giúp các Java developer học tập và làm việc hiệu quả hơn. 

Cơ hội nghề nghiệp

Java là ngôn ngữ lập trình phổ biến trên toàn cầu, được sử dụng trong nhiều trang web, ứng dụng và thiết bị. Có rất nhiều công ty đang sử dụng ngôn ngữ lập trình này. Điều đó đồng nghĩa với việc những công ty này sẽ thuê các lập trình viên Java làm việc cho họ. Đây chính là bước đệm mở ra cơ hội việc làm phù hợp cho những lập trình viên.

Java là ngôn ngữ lập trình phổ biến trên toàn cầu

Những điểm yếu của lập trình Java

Bất kỳ một nền tảng nào cũng có những lợi thế và hạn chế riêng, ngôn ngữ lập trình Java cũng vậy. Sau đây là một số điểm hạn chế của việc sử dụng Java:

  • Khi triển khai, không có sự tách biệt đặc điểm kỹ thuật.
  • Trình biên dịch của lập trình Java chưa được tối ưu hóa tốt so với C ++.
  • Quản lý bộ nhớ của Java khá tốn kém.
  • Các chương trình ví dụ và trình duyệt có một số lỗi nhỏ.
  • Java thiếu các template có thể hạn chế khả năng tạo ra các cấu trúc dữ liệu chất lượng cao.

Nhìn chung, lập trình Java có rất nhiều lợi thế. Một số nhược điểm không phải là duy nhất đối với Java mà cũng là hạn chế của nhiều ngôn ngữ lập trình khác. Việc nắm bắt những điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp các lập trình viên mới sử dụng Java một cách tích cực hơn.

                                                                                                                                                          Quỳnh Anh (tổng hợp)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!