Những cuốn sách công nghệ thông tin có tuổi đời hơn nửa thế kỷ

Những cuốn sách công nghệ thông tin có tuổi đời hơn nửa thế kỷ

Chia sẻ kiến thức 19/08/2022

Được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Công nghệ thông tin Việt Nam (số 89, ngõ 41 Đông Tác, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội), những cuốn sách giá trị là tư liệu quý giá, thể hiện sự phát triển của nền CNTT thế giới.

Ra đời từ những thập niên 70 – 80 của thế kỷ trước, những cuốn sách công nghệ thông tin đến từ công ty công nghệ Intel và Burr-Brown đã có tuổi đời hơn nửa thế kỷ. Ra đời vào thời điểm khoa học – công nghệ – chuyển đổi số đang trong giai đoạn dần hình thành, những cuốn sách này chính là nền tảng lý thuyết, cung cấp những thông tin quan trọng cho người sử dụng và cho những người đam mê nghiên cứu công nghệ thông tin.

sách
“MCS-86 Product Description” là một data book – sách cung cấp dữ liệu mô tả dòng vi xử lý 16 bit đầu tiên của cty Intel cùng các sản phẩm hỗ trợ do cty này chế tạo. Sách được xuất bản vào tháng 6-1978, bao gồm giới thiệu chung và các đặc tả kĩ thuật của từng linh kiện, kể cả những công cụ phần cứng kết hợp với phần mềm nhằm để phát triển hệ thống.
sách
“Microsystem 80 – iAPX86 and iAPX88 Product Description” là một data book – sách dữ liệu kĩ thuật, mô tả các sản phẩm do hãng Intel chế tạo hồi đầu thập niên 1980. Cụ thể sách cung cấp các tính năng chi tiết của hai dòng sản phẩm gồm các bộ vi xử lý iAPX86 và iAPX88 với các linh kiện đảm nhiệm giao diện đầu ra, đầu vào và hệ điều hành iRMX tương ứng, bên cạnh các bìa máy tính iSBC và modul iSBX dùng để thiết kế các hệ thống ứng dụng.
sách
“The Handbook of Personal Computer Instrumentation” là một sổ tay tra cứu do hãng Burr-Brown xuất bản tháng 5-1986. Sách chỉ dẫn đầy đủ về cách sử dụng máy tính thế nào, đi kèm phần mềm gì cho thu thập dữ liệu và các thiết bị đo lường kiểm thử trong điều khiển công nghiệp. Các sản phẩm ở đây được mô tả để dùng trong tương tác với đối tượng điều khiển, đối tượng đo lường, v.v. Người thiết kế hệ thống cần có những cuốn sách như thế này khi ứng dụng tin học vào thu thập dữ liệu, kiểm tra, đo lường và điều khiển.
sách
“Distributed Control Modules Databook” cũng mô tả các modul sản phẩm của cty Intel nhưng khác ở chỗ chúng phù hợp với điều khiển phân tán. Hệ thống vi điều khiển trình bày trong sách chủ yếu làm việc với các hệ điều hành đa nhiệm thời gian thực iRMX và loại bus công nghiệp, cụ thể là BITBUS tuy tốc độ truyền chậm nhưng hoạt động rất tin cậy. Sách này được xuất bản năm 1984.
sách
“Memory Design Handbook” được cty Intel xuất bản tháng 1-1981. Đó là một sổ tay tra cứu với mô tả các loại bộ nhớ và các mạch hỗ trợ do chính Intel chế tạo, dùng cho thiết kế các hệ thống ứng dụng. Khi thiết kế một modul hay bìa nhớ nào đó thì cần có sách tra cứu những thông tin cụ thể về từng chip bộ nhớ với các tần số đồng hồ và các modul điều khiển, giải mã tương ứng. Việc sử dụng các sổ tay tra cứu Intel chứng tỏ ngay từ khi bắt đầu làm máy tính, Viện KH Tính toán Điều khiển đã thiết kế bằng cách dựa trên những chip điện tử cùng tài liệu kỹ thuật hiện đại nhất đương thời để không sớm bị lạc hậu.
sách
Le Système OS9” được ÉdiTests xuất bản vào tháng 1 năm 1981. Hai tác giả L.Hannebicque và P.Jaulent giới thiệu chi tiết hệ điều hành OS9. Đó là một HĐH đa nhiệm, đa người dùng, được thích nghi cho hoạt động trong thời gian thực trên máy vi tính sử dụng họ chip Motorola 68000 với các tính năng kỹ thuật phù hợp cho công nghiệp và quốc phòng.

Hiện tại, các cuốn sách này được trưng bày tại Bảo tàng Công nghệ thông tin Việt Nam (số 89, ngõ 41 Đông Tác, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội). Phần lớn hiện vật tại đây là do TS Nguyễn Chí Công sưu tầm, sử dụng, cất giữ kể từ khi trở thành kỹ sư tin học vào đầu thập kỷ 70 và nhiều món đồ do bạn bè, cộng đồng quan tâm trao tặng.

Minh Tiến

>> Khai trương phòng trưng bày số 2 Bảo tàng Công nghệ thông tin Việt Nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại