Những lợi thế của quân nhân khi chuyển nghề IT
Trải qua những năm tháng huấn luyện "nền nếp, tác phong, kỷ luật quân đội", các quân nhân từng bước được hình thành nếp sống có kỷ luật, tự chủ, tự lập. Do đó, trong quá trình học để chuyển nghề IT, những đức tính này được phát huy cao độ, mang lại hiệu quả cao.
- Những yếu tố đánh giá triển vọng khi chuyển việc sang IT
- Bí quyết giúp giảm tải áp lực chuyển nghề IT cho người đang thất nghiệp
- Vấn đề khiến dân Kinh tế học Tester thiếu hiệu quả tại FUNiX
- Lưu ý cho người lao động chuyển ngành công nghệ thông tin
- Những lời khuyên cho người lao động muốn học IT
Table of Contents
Với thị trường việc làm rộng mở, tiềm năng lớn cùng cơ hội phát triển sự nghiệp lâu dài, ngành IT trở nên hấp dẫn với nhiều người có mong muốn chuyển nghề. Tại FUNiX, các cựu quân nhân là một trong số nhiều trường hợp chuyển nghề IT thành công, hoàn thành chương trình đào tạo xuất sắc, đúng lộ trình, có việc làm ổn định cùng những bước thăng tiến trong sự nghiệp.
Nhiều người đặt ra câu hỏi, những quân nhân vốn chưa từng có kiến thức cơ bản về IT, làm thế nào để chuyển nghề lập trình viên chỉ sau 6 tháng? Bí quyết nằm ở chính những ưu điểm, lợi thế của các “chú bộ đội”.
1. Sự kiên nhẫn
Môi trường quân đội vốn nổi tiếng với những giờ rèn luyện khắc nghiệt trên thao trường, nhằm rèn luyện sức khoẻ, ý chí cho người lính. Do đó, bất kỳ ai đã đừng được đào tạo trong môi trường quân đội đều tôi luyện được bản lĩnh, sự kiên trì vượt qua các thử thách, khó khăn không lao động và học tập.
Khi chuyển nghề lập trình viên, học IT từ những kiến thức cơ bản nhất, những cựu quân nhân luôn cho thấy khả năng học tập đáng nể, không dễ dàng bỏ cuộc khi gặp những kiến thức mới.
Cựu quân nhân Trần Quang Phong, từng là học viên chương trình Chứng chỉ Doanh nghiệp, hiện đang là lập trình viên full-stack tại công ty Fullerthon cho biết: “Trong quân đội, mình đã rèn luyện được một đức tính cần thiết khi học lập trình đó là sự kiên nhẫn. Khi học lập trình sẽ có rất nhiều khó khăn mình không biết giải quyết như thế nào. Nhưng chính sự kiên nhẫn đã giúp mình tìm bằng được cách giải quyết vấn đề và vẫn giữ được tinh thần quyết tâm học tập thật tốt.”
2. Tính kỷ luật, tự giác cao
Trải qua những năm tháng huấn luyện “nền nếp, tác phong, kỷ luật quân đội”, các quân nhân từng bước được hình thành nếp sống có kỷ luật, tự chủ, tự lập. Do đó, trong quá trình học tập, những đức tính này được phát huy cao độ, mang lại hiệu quả trong quá trình học tập công nghệ thông tin.
Vốn đã quen với giờ giấc quân đội, mọi hoạt động đều được lập kế hoạch tỉ mỉ và chế độ tập luyện gắt gao, cựu quân nhân Trần Quang Phong cho biết bản thân không gặp khó khăn khi duy trì thói quen học tập đều đặn, “nếu đặt mục tiêu dành 8 tiếng để học công nghệ thông tin, chắc chắn bản thân sẽ quyết tâm thực hiện mục tiêu đó”- cậu cho biết. Xen giữa thời gian học, cựu quân nhân chuyển nghề IT Trần Quang Phong thường tranh thủ nghỉ ngơi, thư giãn, tiếp thêm năng lượng để tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, nhờ có tinh thần tự giác trong tất cả công việc, khi học công nghệ thông tin tại trường Mây theo phương pháp đào tạo “FUNiX Way”, các cựu quân nhân cảm thấy rất phù hợp. FUNiX Way chú trọng xây dựng năng lực tự học cho học viên, tự nghiên cứu kiến thức cơ bản đã được tổng hợp và chọn lọc kỹ càng theo từng lộ trình. Khi gặp khó khăn, người học chủ động kết nối với đội ngũ các chuyên gia, cố vấn chuyên môn (mentor) của FUNiX có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành IT để được giải đáp các thắc mắc, thông qua tổng đài Ask Mentor.
Nhờ vào tư duy tự giác học tập, các lập trình viên có xuất thân là cựu quân nhân thường hoàn thành chương trình sớm hơn so với dự kiến. Tiêu biểu như cựu quân nhân Trần Quang Phong chỉ mất 4 tháng hoàn thành Chứng chỉ Doanh nghiệp và đi làm vào tháng thứ 5, hay xTer Hoàng Duy Duy chỉ sau 6 tháng đã được vào thực tập ở vị trí lập trình viên tại một tập đoàn công nghệ ở Hà Nội.
3. Ngành IT rộng mở, không khắt khe về bằng cấp
Đây là thông tin được nhiều nhà tuyển dụng và đại diện các doanh nghiệp CNTT chia sẻ với Tổ chức Giáo dục trực tuyến FUNiX. Ngành IT là một trong những ngành luôn rộng mở dành cho tất cả mọi người, chỉ cần có kiến thức chuyên môn tốt, kỹ năng được chứng minh qua các dự án thực tế và khả năng làm việc với cường độ cao, bằng cấp không quá quan trọng. Cựu quân nhân Trần Quang Phong là một trường hợp điển hình vì dù chỉ có bằng THPT, vẫn có thể tự tin làm một lập trình viên full-stack. ” Không nên lo lắng về yếu tố bằng cấp, chủ yếu chỉ cần trau dồi về kỹ năng. Tuỳ thuộc vào năng lực của bạn, tố chất của bạn mà công ty sẽ giao cho công việc phù hợp theo từng giai đoạn để bạn thể hiện khả năng của mình.” – Phong cho biết.
Minh Tiến
Bình luận (0
)