Những quốc gia ban hành lệnh cấm TikTok

Những quốc gia ban hành lệnh cấm TikTok

Chia sẻ kiến thức 10/04/2023

Vào năm 2020, Ấn Độ này đã đặt lệnh cấm TikTok cùng hàng loạt ứng dụng khác của Trung Quốc vì những lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật. Đến nay, TikTok đã bị cấm ở hàng loạt quốc gia khác trên thế giới.

Được ra mắt bởi công ty ByteDance (Trung Quốc) vào năm 2017, TikTok đã nhanh chóng vươn lên trên bảng xếp hạng các mạng xã hội có nhiều người dùng nhất thế giới và phủ sóng tại hầu hết các quốc gia. Tuy nhiên, mạng xã hội này cũng vấp phải hàng loạt những chỉ trích về thiếu minh bạch trong thu thập dữ liệu người dùng, chia sẻ thông tin độc hại cho giới trẻ, cùng hoàng loạt những sai phạm liên quan đến bảo mật thông tin. Do đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã chính thức cấm sử dụng mạng xã hội này ở phạm vi nhất định. 

TikTok đang bị cấm ở những quốc gia?

>> Khoá học lập trình do doanh nghiệp tài trợ hoàn toàn học phí, cam kết việc làm sau 6 tháng

Úc 

Vào ngày 4/4, Úc đã cấm TikTok khỏi tấ cả các thiết bị do chính phủ liên bang sở hữu vì lo ngại về bảo mật. Thông của của Tổng Chưởng lý đưa ra cho biết TikTok gây rủi ro về bảo mật và quyền riêng tư do việc “thu thập rộng rãi dữ liệu người dùng và kết nối với các chỉ đạo phi pháp từ chính phủ nước ngoài, mâu thuẫn với luật pháp Úc”. 

Tổng chưởng lý Mark Dreyfus cho biết dựa trên lời khuyên của các cơ quan tình báo và an ninh, lệnh cấm sẽ có hiệu lực “ngay khi có thể.” 

Tổng chưởng lý Mark Dreyfus.

Estonia 

Vào cuối tháng 3, Bộ trưởng CNTT của quốc gia này đã chia sẻ với một tờ báo địa phương rằng TikTok sẽ bị cấm trên điện thoại thông minh do nhà nước cấp cho các quan chức. Tuy nhiên nếu các chính trị gia sử dụng điện thoại cá nhân để truy cập TikTok, điều này hoàn toàn hợp lệ. 

Vương quốc Anh 

Vào ngày 16/3, Oliver Dowden, Ngoại trưởng Vương quốc Anh đã thông báo trong một tuyên bố trước Hạ viện về lệnh cấm ngay lập tức ứng dụng TikTok trên các thiết bị chính thức của chính phủ. Lệnh cấm dựa trên một báo cáo cảu Trung tâm An ninh mạng quốc gia, cho thấy “có thể có những rủi ro khi dữ liệu nhạy cảm của chính phủ được truy cập và sử dụng bởi một số nền tảng MXH.”

Pháp 

Tại Pháp, ngày 24/3, Chính phủ nước này đã cấm cài đặt và sử dụng các ứng dụng giải trí như TikTok, Netflix và Instagram trên điện thoại làm việc của 2,5 triệu công chức, áp dụng cho cả điện thoại cá nhân. Lệnh cấm ngay lập tức có hiệu lực thông qua một văn bản hướng dẫn được Chính phủ công bố 

Na Uy 

Ngày 23/3, Quốc hội Na Uy đã cấm TikTok khỏi các thiết bị làm việc, sau khi Bộ Tư pháp nước này cảnh báo không nên cài đăth ứng dụng này trên điện thoại được cấp cho nhân viên chính phủ. 

Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Emilie Enger Mehl cho biết các cơ quan tình báo Na Uy đã chỉ ra Nga và Trung Quốc là những yếu tố rủi ro chính đối với lợi ích an ninh của Na Uy. Bộ cho biết nếu cần thiết, các công chức vẫn có thể sử dụng TikTok vì lý do chuyên môn, nhưng chỉ trên các thiết bị không được kết nối với mạng của Chính phủ. 

Bỉ 

Ngày 10/3, Bỉ thông báo sẽ cấm TikTok khỏi các thiết bị do chính phủ sở hữu hữu hoặc trả tiền, trong ít nhất 6 tháng, với những lo ngại về an ninh mạng, quyền riêng tư và thông tin sai lệch. Thủ tướng Alexander de Croo cho biết lệnh cấm dựa trên các cảnh báo từ dịch vụ an ninh nhà nước và trung tâm an ninh mạng quốc gia, cho biết ứng dụng này có thể thu thập dữ liệu người dùng và điều chỉnh các thuật toán để thao túng nguồn tin tức và nội dung chia sẻ. 

Hoa Kỳ (Mỹ)

Hoa Kỳ đặt thời hạn cho các cơ quan chính phủ đến cuối tháng 3 để xoá TikTok khỏi các thiết bị và hệ thống liên bang do lo ngại về bảo mật dữ liệu. Lệnh cấm chỉ áp dụng cho các thiết bị của chính phủ, mặc dù một số nhà lập pháp của quốc gia này đã ủng hộ lệnh cấm hoàn toàn. Lệnh cấm này hiện đã được áp dụng tại hơn 1 nửa trong số 50 tiểu bang. 

Ngày 23/3, CEO của TikTok cũng đã phải đối diện với phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ. 

tiktok
Hoa Kỳ đặt thời hạn cho các cơ quan chính phủ đến cuối tháng 3 để xoá TikTok khỏi các thiết bị và hệ thống liên bang.

Canada

Canada đã thông báo vào ngày 28/2 rằng họ sẽ cấm TikTok khỏi tất cả các thiết bị do chính phủ cấp bỏi nó gây ra rủi ro “không thể chấp nhận được” đối với quyền riêng tư và bảo mật. 

Đài Loan 

Vào tháng 12/2022, Đài Loan đã áp đặt lệnh cấm trong khu vực công đối với TikTok sau khi FBI (Cục điều tra Liên bang Hoa Kỳ) cảnh báo rằng TikTok gây ra rủi ro về an ninh quốc gia. Các thiết bị của Chính phủ bao gồm điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính để bàn đều không được phép sử dụng phần mềm do Trung Quốc sản xuất, bao gồm các ứng dụng như TikTok, Douyin, Xiaohongshu. 

Afghanistan 

Lãnh đạo Taliban của Afghanistan đã cấm TikTok và trò chơi PUBG vào năm 2022, với lý do bảo vệ thanh thiếu niên của quốc gia này. 

Pakistan 

Chính quyền Pakistan đã tạm thời cấm TikTok ít nhất 4 lần kể từ tháng 10 năm 2020, với lý do lo ngại rằng ứng dụng này sẽ quảng bá những nội dung trái đạo đức. 

Ấn Độ 

Ấn Độ có lẽ là quốc gia cấm TikTok sớm nhất trên thế giới. Vào năm 2020, quốc gia này đã đặt lệnh cấm TikTok cùng hàng loạt ứng dụng khác của Trung Quốc, bao gồm nền tảng nhắn tin WeChat, vì những lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật. Lệnh cấm được đưa ra ngay sau cuộc đụng độ giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại biên giới tranh chấp khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Lệnh cấm đã có hiệu lực vĩnh viễn vào tháng 1/2021, bất chấp những câu trả lời của các công ty trên về vấn đề bảo mật. 

Minh Tiến

>> Khoá học lập trình do doanh nghiệp tài trợ hoàn toàn học phí, cam kết việc làm sau 6 tháng

>>Founder FUNiX Nguyễn Thành Nam lí giải thành công của Tiktok

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại