Những tin vui từ xTer đầu tiên nhận bằng tốt nghiệp FUNiX

Những tin vui từ xTer đầu tiên nhận bằng tốt nghiệp FUNiX

Chia sẻ kiến thức 29/12/2021

Sau khi nhận bằng tốt nghiệp FUNiX năm 2019, anh Phan Lê Thanh Chương trở thành Kỹ sư máy tính chuyên về xử lý dữ liệu lớn, làm việc tại T-Mobile, nhà mạng lớn thứ ba xứ cờ hoa.

Là học viên đầu tiên nhận bằng tốt nghiệp của FUNiX, sau hơn hai năm, anh Phan Lê Thanh Chương (hiện sống và làm việc tại Mỹ) chia sẻ nhiều tin vui trong sự nghiệp và cuộc sống.

Sau khi nhận bằng tốt nghiệp FUNiX năm 2019, anh Phan Lê Thanh Chương trở thành Kỹ sư máy tính chuyên về xử lý dữ liệu lớn, làm việc tại T-Mobile, nhà mạng lớn thứ ba xứ cờ hoa. Quan tâm tới việc dạy và học lập trình của trẻ em, mới đây, anh đã ra mắt cuốn sách dịch “Em học Python”, đồng thời có nhiều hoạt động dạy và truyền đam mê lập trình cho trẻ em.

Tin vui nối tiếp tin vui

Bên cạnh công việc yêu thích tại T-Mobile, nhà mạng có khoảng 100 triệu người dùng (tương đương dân số của Việt Nam), anh Chương còn tham gia giảng dạy lập trình cho một nhóm học sinh nhỏ từ 10- 15 tuổi, tham gia dịch thuật và đặc biệt quan tâm tới định hướng học lập trình cho con trai của mình.

Anh cho biết, mình đến với việc dịch sách khá tình cờ, “là do sách chọn mình, chứ không phải anh chọn sách.

Cụ thể, trong một lần đi tìm nguồn tài liệu để dạy lập trình con trai 12 tuổi và cho lớp học nhỏ của mình, anh đã tìm thấy cuốn Python for Kids và ấn tượng ngay với nội dung lẫn ngôn ngữ của cuốn sách best – seller trên Amazon này.

“Đọc “Python for Kids”, từng câu từng chữ đi vào đầu cứ trôi chảy như ăn cơm uống nước. Từ bìa sách cho đến từng trang sách bên trong đều thống nhất một tinh thần dạy lập trình nhưng lại dưới góc nhìn và lối suy nghĩ gần gũi với trẻ em. Ngay lập tức mình muốn dịch cuốn sách này ra tiếng Việt để có thể cùng chia sẻ cho các độc giả và các bạn nhỏ có cùng hứng thú và đam mê. Vậy là  “Em học Python” ra đời” – anh Chương chia sẻ.

Trong quá tìm kiếm đơn vị xuất bản sách Em học Python, anh Phan Chương nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ FUNiX.

Mất khoảng 10 tháng để dịch, hoàn thiện sách, anh Chương còn phải đợi thêm gần nửa năm để tìm được đơn vị xuất bản – phát hành sách. Hành trình này cũng khá vất vả, bởi dòng sách lập trình ở Việt Nam nặng về học thuật và hướng đến đối tượng sinh viên, người lớn. Bài toán kinh doanh cũng khiến nhiều đơn vị e dè “đỡ đầu” cho sách.

Trong quá trình này, anh nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ FUNiX. Qua kết nối của anh Nguyễn Thành Nam – Founder FUNiX, anh Phan Chương đã tìm được đơn vị phát hành sách  – công ty Cổ phần giáo dục Sputnik. Đồng thời, chị Lê Minh Đức – Giám đốc FUNiX – đã lên tiếng hỗ trợ tài chính cho cuốn sách, là cú hích cuối cùng khiến sách có thể được xuất bản và đến tay độc giả. Em học Python được xuất bản làm hai tập: Hiện tại, gần 1,000 ấn bản tập 1 (Lập trình căn bản) đã đến tay độc giả, còn tập 2 (Ứng dụng lập trình vào viết game) đang được tiến hành in. 

Lan tỏa tình yêu lập trình

Làm sách trước tiên là vì đam mê, vì mong muốn đóng góp cho cộng đồng, lan tỏa tình yêu thích công nghệ nói chung, lập trình nói riêng, anh Phan Chương tình nguyện không lấy tiền nhuận bút để sách được giảm giá đi chút ít. 

“Sách nhận được nhiều phản hồi tích cực của phụ huynh và các bạn nhỏ. Do sách mang tính thực hành cao, nhiều bạn làm vượt cả những gì sách hướng dẫn, trên cả mong đợi của mình” – anh nói.

Điểm đặc biệt của cuốn “Em học Python” là được dịch giả – vốn là một dân lập trình mọt sách chính hiệu – tự tay làm bìa sách cho đúng ý tưởng, mẫu mã sách gốc. 

Cựu học viên FUNiX cho rằng, học lập trình là học cách tư duy, là học một kỹ năng sống và học lập trình thực ra không khó. Về bản chất, học lập trình  là học cách tư duy logic. Trẻ em có thể học lập trình từ 4 – 5 tuổi một cách tự nhiên nhờ những bài toán logic bằng hình ảnh và lời nói. Một khi đã quen với cách tư duy theo kiểu máy tính này, các em khi lớn hơn, biết đọc biết viết biết sử dụng máy tính, sẽ có thể gõ ra các câu lệnh thông qua các ngôn ngữ lập trình (như Python) và lập trình từ rất sớm. 

bằng tốt nghiệp FUNiX
Cựu học viên FUNiX cho rằng, học lập trình là học cách tư duy, là học một kỹ năng sống và học lập trình thực ra không khó.

“Mỗi ngôn ngữ lập trình – cũng như tất cả các ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp – đều có những cú pháp, cấu trúc, ngữ pháp rất riêng. Và cũng như ngoại ngữ, khó hay dễ là tuỳ cảm nhận và cách tiếp cận của mỗi người. Ngôn ngữ lập trình Python ngay từ đầu được thiết kế theo hướng “thân thiện với ngôn ngữ của con người”, nên ngữ pháp (hay nói đúng hơn là cú pháp) của Python được tối giản hết sức. Chính vì thế, nó dễ đọc, dễ đọc và dễ hiểu, kể cả đối trẻ em. So với các ngôn ngữ lập trình khác như C++ hay Java thì thật sự là khác biệt một trời một vực. Không những thế, Python hiện đang là ngôn ngữ lập trình hàng đầu do sự lớn mạnh theo từng giây phút của các hệ thống máy học và trí tuệ nhân tạo” – anh chia sẻ.

Thời gian tới, song song với việc đẩy mạnh quảng bá cuốn sách Em học Python, tiến hành xuất bản tập hai của cuốn sách, anh Phan Chương còn tích cực làm một loạt video đọc sách và hướng dẫn để làm theo sách. Anh mong muốn giúp các độc giả nhí thông qua việc nghe và làm theo video có thể học lập trình dễ dàng hơn.

Quỳnh Anh

Cuốn sách “Em học Python” được anh Chương dịch và hoàn thiện từ ngày 17/10/2020 – 13/6/2021

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại