Những ứng dụng công nghệ tại SEA Games 31
Sự xuất hiện của các ứng dụng công nghệ đã góp phần làm nên thành công cho Đại hội thể thao Đông Nam Á - SEA Games 31 do Việt Nam đăng cai.
- Báo cáo Việc làm và mức lương ngành công nghệ thông tin năm 2024
- Muốn làm lập trình viên thì học ngành gì và học ở đâu?
- Xu hướng và dự đoán AR/VR trong những năm tới
- 10 Xu hướng tại nơi làm việc công nghệ hàng đầu năm 2024
- Khám phá 10 xu hướng sản xuất hàng đầu năm 2024 Phần 2
Table of Contents
Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (Southeast Asian Games 31) thường được gọi là SEA Games 31 là sự kiện thể thao mang tầm vóc khu vực đang diễn ra tại thủ đô Hà Nội. Đây là lần thứ 2 Việt Nam đăng cai tổ chức sự kiện này kể từ sau SEA Games 22 (2003).
Trong những ngày vừa qua, không khí thể thao tưng bừng và sôi động đã lan toả đến tất cả những trái tim hâm mộ cả trong và ngoài nước. Mỗi trận thi đấu, mỗi chiếc huy chương của các vận động viên đều được công chúng quan tâm và chúc mừng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ.
Công nghệ AR hoàng tráng tại Lễ Khai mạc
Đặc biệt, trong kỳ Đại hội lần thứ 31, hình ảnh một Việt Nam hiện đại, hoà bình và hiếu khách đã được quảng bá rộng rãi tới cộng đồng quốc tế thông qua sự kiện Khai mạc hoành tráng với những tiết mục được dàn dựng công phu, mang đậm bản sắc dân tộc. Buổi lễ khai mạc được chia làm 3 phần chính, bao gồm: Việt Nam thân thiện, Đông Nam Á mạnh mẽ và Đông Nam Á toả sáng. Trong đó, phần mở đầu đã ứng dụng triệt để các ứng dụng công nghệ hiện đại để làm nên bức tranh văn hoá Việt Nam tuyệt đẹp.
BTC đã sử dụng công nghệ Mapping và công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) trình diễn màn rồng bay. Khán giả xem truyền hình và smartphone đã được chiêm ngưỡng hình ảnh sống động của rồng thời Lý bay lượn từ tâm mặt sàn sân khấu của sân vận động Mỹ Đình, cuộn tròn và bay lượn vòng quay sân khấu, biểu tượng cho văn hoá Việt Nam và lịch sử của Thăng Long – Hà Nội – thủ đô nghìn năm văn hiến.
Sau màn rồng bay, từ trung tâm sân khấu SEA Games, hình ảnh trống đồng Đông Sơn từ từ xuất hiện với các chi tiết được tái hiện hết sức tỉ mỉ. Trống đồng Đông Sơn là hiện vật mang tính biểu tượng cho nền văn hoá thời Hùng Vương – An Dương Vương, đã phát triển rực rỡ trong buổi đầu dựng nước.
Công nghệ phục vụ cho thi đấu eSport
Tại SEA Games 31, có 8 bộ môn eSport được khởi tranh bao gồm: Tốc chiến (League of Legend: Wild Rift), Liên quân Mobile, PUBG Mobile, Đấu trường sinh tồn (Free Fire), Liên minh huyền thoại (League of Legends), Fifa Online 4, Đột kích (Crossfire) và Mobile Legends: Bang Bang.
Trong đó, ở bộ môn Free Fire, BTC đã cung cấp cho các tuyển thủ thiết bị ROG Phones 5s – điện thoại chuyên games mới nhất của Asus. Đại diện nhà sản xuất cho biết các thiết bị dùng trong thi đấu SEA Games không khác biệt so với các máy bán trên thị trường, model được chọn có cấu hình cao nhất với RAM 16GB và bật sắn chế độ eSport.
Với bộ môn PUBG Mobile sẽ khởi tranh từ 18/5 đòi hỏi có máy cấu hình cao để hoạt động ổn định trong thời gian thi đấu và thiết bị được sử dụng là iPhone 13 series. Các bộ môn eSport khác sẽ được ban tổ chức cung cấp thiết bị và iPhone là điện thoại được lựa chọn.
Hiện tại, ở bộ môn Tốc chiến, các chàng trai đến từ Team Flash đã thi đấu đầy quyết tâm, bất bại từ vòng bảng, bán kết và chung kết, qua đó giành được tấm huy chương vàng danh giá một cách thuyết phục.
Minh Tiến
Bình luận (0
)