Rủi ro lớn nhất khi trì hoãn cập nhật phần mềm trên iPhone và các điện thoại Android
Hằng năm, các bản cập nhật hệ điều hành đều được quảng bá đình đám với những tính năng mới. Tuy nhiên, bảo mật hay bảo vệ an ninh cho các dữ liệu mới chính là lý do người dùng nên tải xuống tất cả các bản cập nhật phần mềm mới trên điện thoại.
- Lập trình android cần học những gì để xin được việc làm tốt?
- Lập trình game android với unity: Biến ý tưởng thành sản phẩm game
- Cách thay đổi độ sáng của đèn pin trên iPhone
- Sử dụng các phần mềm nào để lập trình game cho iPhone
- 3 lỗi bảo mật quan trọng được sửa trên iOS 16.5
Table of Contents
Cập nhật phần mềm có thể là một thông báo gây khó chịu cho người dùng điện thoại thông minh, tuy nhiên, bạn không nên để điện thoại sử dụng hệ điều hành phiên bản cũ quá lâu bởi nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Các phiên bản mới nhất của hệ điều hành iOS và Android
Các công ty Apple, Alphabet, Google mỗi năm đều chú trọng nghiên cứu các tính năng bảo mật và trải nghiệm người dùng, đồng thời, liên tục có những cập nhật định kỳ để khắc phục các lỗ hổng của phiên bản cũ.
Cụ thể, hệ điều hành mới nhất của Apple là phiên bản iOS 16 đã ra mắt vào tháng 9/2022 với nhiều tính năng mới như: khả năng chỉnh sửa và huỷ gửi tin nhắn, thiết lập và thiết kế nhiều màn hình khoá, các bản cập nhật bảo mật và quyền riêng tư, Lockdown Mode (Chế độ cách ly) – một phương pháp bảo vệ tối đa chống lại các cuộc tấn công mạng (không nhận cuộc gọi facetime từ người lạ, các file đính kèm độc hại sẽ bị chặn,…)
Trong khi đó, Android 13 One UI 5.0 của Samsung cho phép người dùng tuỳ chỉnh màn hình khoá, tạo nhãn dán (sticker) từ bất kỳ ảnh nào và mở ứng dụng ở chế độ chia đôi màn hình, cùng với đó là nâng cao chế độ bảo mật như cảnh báo khi chia sẻ thông tin các nhân và bảng điều khiển bảo mật trong mục cài đặt,…
Vì sao người dùng không cập nhật các phiên bản mới của hệ điều hành?
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Tennessee (Mỹ) và Đại học Munich (Đức) cho rằng “sự trì hoãn” bắt nguồn từ những cảm xúc tiêu cực nảy sinh sau khi các bản cập nhật phần mềm được phát hành. Sự ra đời của các phiên bản mới khiến người sử dụng dường như phải học cách sử dụng lại từ đầu, làm thay đổi thói quen của họ. Trong khi đó, các tính năng trên điện thoại hiện tại nếu không cập nhật vẫn có thể sử dụng bình thường.
Nói cách khác, việc cập nhật phần mềm với nhiều người chẳng mang lại ích lợi gì, thậm chí làm gián đoạn việc sử dụng các thiết bị thông minh.
Rủi ro lớn nhất khi trì hoãn cập nhật phần mềm?
Hằng năm, các bản cập nhật hệ điều hành đều được quảng bá đình đám với những tính năng mới. Tuy nhiên, bảo mật hay bảo vệ an ninh cho các dữ liệu mới chính là lý do người dùng nên tải xuống tất cả các bản cập nhật phần mềm mới trên điện thoại.
Các bản cập nhật đều được nghiên cứu tỉ mỉ hơn và được phát hành nhằm mục đích sửa những lỗi về lỗ hổng bảo mật, nhằm mang đến trải nghiệm tốt cho người dùng. Cụ thể, Apple hay Samsung, hay bất kỳ nhà sản xuất điện thoại nào khác khi phát hành các bản cập nhật, cũng là lúc họ muốn thông báo tới những người dùng rằng phiên bản hệ điều hành hiện tại không còn an toàn. Và ngay khi các phiên bản mới ra đời cũng là thời điểm các hacker, tin tặc dễ dàng tấn công những người dùng đang trì hoãn việc cập nhật.
Bà Kathleen Moriarty – Giám đốc Công nghệ tại Trung Tâm An ninh Internet cho biết: “Nếu không cập nhật phần mềm trên điện thoại, bạn sẽ dễ dàng bị tấn công. Khi một lỗ hổng được công bố và bản sữa chữa (bản cập nhật) đã được phát hành, những kẻ có ý đồ xấu sẽ nhanh chóng nắm được thông tin và tạo ra cách khai thác những lỗ hổng bảo mật đó.”
Nếu không mau chóng cài đặt phiên bản mới nhất, mọi thông tin trên điện thoại của bạn có đều có thể bị tấn công, từ tài khoản mạng xã hội, thông tin ngân hàng hay tin nhắn văn bản.
Kathleen Moriarty đồng thời cảnh báo rằng nếu bạn sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản, ứng dụng khác nhau, khi kẻ xấu lấy được thông tin một mật khẩu, chúng sẽ sử dụng để truy cập vào các ứng dụng khác. Do đó, nên hạn chế việc sử dụng chung mật khẩu cho tất cả các tài khoản để tránh nguy cơ này xảy ra.
Minh Tiến
>>Đăng ký học CNTT chuyên sâu tại FUNiX
Bình luận (0
)