SRAM, DRAM là gì? So sánh sự khác biệt giữa SRAM và DRAM | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

SRAM, DRAM là gì? So sánh sự khác biệt giữa SRAM và DRAM

Chia sẻ kiến thức 04/03/2022

Nhắc đến công nghệ RAM phổ biến không thể không kể đến DRAM và SRAM. Vậy, SRAM, DRAM là gì? Sự khác biệt giữa SRAM và DRAM như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, FUNiX sẽ giải đáp tần tần tật những thắc mắc này cho bạn!

>> Khóa học lập trình cơ bản

>Học để ứng dụng CNTT

1. SRAM, DRAM là gì?

Trước khi tìm hiểu về sự khác biệt giữa SRAM và DRAM, bạn cần biết SRAM và DRAM là gì? Hiểu rõ khái niệm cụ thể, bạn sẽ thấy được sự khác biệt cơ bản giữa chúng.

1.1. SRAM là gì?

SRAM (Static random-access memory) hay chúng ta có thể gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên tĩnh – RAM tĩnh. Nếu nguồn điện được cung cấp đầy đủ, SRAM sẽ được lưu giữ các bit dữ liệu trong bộ nhớ. 

SRAM chỉ chứa bóng bán dẫn và biến tần, nhờ sự trợ giúp của bitline và được chuyển tiếp bởi wordline để đưa dữ liệu vào SRAM. Trong đó, biến tần được sử dụng để tạo phản hồi, dùng làm đầu vào cho các bóng bán dẫn. Nhờ vậy, mà SRAM không cần phải làm mới hàng nghìn lần. Đặc biệt, điện năng mà SRAM cần tiêu thụ khá nhiều vì nó cần vận hành 6 bóng bán dẫn.

SRAM có đặc điểm nổi bật là nhanh hơn và đắt hơn nên thường được sử dụng bên trong CPU. Bên cạnh đó, vì có tốc độ cao nên SRAM cũng được sử dụng như bộ nhớ cache và bộ nhớ chính trong các máy chủ để mang lại hiệu năng tốt nhất.

SRAM là  là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên tĩnh
SRAM là  là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên tĩnh

2.2. DRAM là gì?

DRAM (Dynamic random-access memory) hay còn gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động – RAM động. Đây là một loại bộ nhớ được sử dụng phổ biến trên các hệ thống máy tính như là bộ nhớ chính. Về công suất, mỗi chip trong IC hiện đại có thể đạt được 8GB.

DRAM về mặt vật lý có thể lưu trữ mỗi bit dữ liệu trong một tụ điện riêng bên trong mạch tích hợp. Trong đó, tụ điện có thể được nạp hoặc xả. Sở dĩ, DRAM được gọi là động vì nó cần được nạp điện sau khoảng vài mili giây để bù đắp cho sự rò rỉ điện từ tụ điện. Trường hợp, nếu không được nạp điện đều đặn thì bit dữ liệu lưu trên DRAM sẽ mất dần.

Hiện tại, các RAM truyền thống trên máy tính đều là DRAM. Còn những máy tính đời mới hơn thì sử dụng DDR DRAM để nâng cao hiệu suất.

 

DRAM là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động
DRAM là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động

2. So sánh sự khác biệt giữa SRAM và DRAM

Dưới đây là sự khác biệt giữa SRAM và DRAM qua các yếu tố gồm: tính chất, thiết kế, chức năng, tốc độ, độ phổ biến, tiêu thụ điện năng và giá cả.

  • Tính chất: SRAM là Ram tĩnh, DRAM là Ram động.
  • Thiết kế: Thiết kế SRAM khá phức tạp do sử dụng 6 bóng bán dẫn. Còn với DRAM thì đơn giản hơn vì chỉ cần dùng 1 bóng bán dẫn cho một khối bộ nhớ.
  • Chức năng: Ứng dụng của SRAM là bộ nhớ cache. Còn DRAM được sử dụng cho bộ nhớ chính.
  • Tốc độ: SRAM là bộ nhớ trên chip có thời gian truy cập nhỏ. Trong khi đó, DRAM là bộ nhớ ngoài chip có thời gian truy cập lớn. Vì vậy, SRAM được đánh giá là nhanh hơn DRAM.
  • Độ phổ biến: DRAM được sử dụng phổ biến hơn SRAM.
  • Tiêu thụ điện năng: Về mức tiêu thụ điện năng thì DRAM cao hơn so với SRAM. Do DRAM cần được làm mới thường xuyên trong vài mili giây.
  • Giá thành: SRAM đắt tiền hơn DRAM. 

Tóm lại, DRAM được xem là hậu duệ của SRAM. Theo đó, DRAM được nghĩ ra để khắc phục những nhược điểm của SRAM. Bằng cách, giảm các thành phần bộ nhớ được sử dụng trong một bit bộ nhớ nhằm giảm đáng kể chi phí cho DRAM và tăng diện tích lưu trữ. Tuy nhiên, nếu so với SRAM thì DRAM vẫn có yếu điểm là chậm và tiêu thụ nhiều năng lượng hơn.

Bài viết trên đây, FUNiX vừa chia sẻ đến bạn thông tin SRAM, DRAM là gì? Cùng với đó là sự khác biệt giữa SRAM và DRAM như thế nào? Mong rằng, sau khi tham khảo nội dung này bạn sẽ biết lựa chọn ra sao khi cần nâng cấp RAM để cải thiện tốc độ máy tính của mình!

Phạm Thị Thanh Ngọc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại