Thông tin chung
Môn học thứ tư – Các nền tảng Blockchain (Blockchain Platforms) sẽ cung cấp cho các bạn học viên những hiểu biết rộng hơn về hệ sinh thái blockchain, các nền tảng blockchain khác, cũng như những thách thức về quyền riêng tư (privacy) và khả năng mở rộng (scalability) với công nghệ blockchain. Nội dung khóa học sẽ tập trung giới thiệu về kiến trúc blockchain được cấp phép của Hyperledger và mô hình dịch vụ blockchain (blockchain service model) của Microsoft Azure; phân tích các nền tảng ứng dụng phi tập trung Augur và Grid+. Ngoài ra, người học cũng được làm quen với các mô hình phi tập trung thay thế mới nổi như IPFS và Hashgraph; các thách thức trong việc áp dụng blockchain rộng rãi và các giải pháp để cải tiến liên tục. Đặc biệt, ở cuối môn học, các bạn sẽ tìm hiểu về hai nền tảng blockchain của Việt Nam phát triển là Akachain và Tomochain. Đây là các nền tảng blockchain điển hình, giúp chung cấp những giải pháp thực tế, phù hợp với thị trường hiện tại.
Mục tiêu môn học
Sau khi học xong môn này, học viên sẽ đạt được các chuẩn kiến thức, kỹ năng đầu ra như sau:
Hiểu được vai trò, cấu trúc và các nguyên tắc chính của smart contract trên nền tảng công nghệ blockchain.
Hiểu được nền tảng ngôn ngữ Solidity trong xây dựng smart contract với máy áo Ethereum (Ethereum Virtual Machine).
Biết cách xây dựng và phát triển smart contract trên nền tảng công nghệ blockchain.
Hiểu các best practice (thực tiễn tốt nhất) trong việc đánh giá tính phù hợp của các giải pháp blockchain.
Thực hành và phát triển smart contract.
Trải nghiệm học tập
Phần 1: Blockchain cấp phép
Bài 1 – Hyperledger
Bài 2 – Fabric Service
Bài 3 – Mô hình Fabric và các hàm
Bài 4 – Composer
Bài 5 – Microsoft Azure
Progress Test 1
Phần 2: Nền tảng ứng dụng phi tập trung
Bài 6 – Augur
Bài 7 – Grid+
Progress test 2
Phần 3: Thách thức và giải pháp
Bài 8 – Đồng thuận
Bài 9 – Khả năng mở rộng
Bài 10 – Quyền riêng tư và Bảo mật
Bài 11 – Escrow & Multi-sig
Progress Test 3
Phần 4: Giải pháp phi tập trung thay thế
Bài 12 – Interplanetary File Systems (IPFS)
Bài 13 – Hashgraph
Bài 14 – Blockchain: Nhu cầu xã hội
Progress Test 4
Phần 5: Case study: Akachain và Tomochain
Bài 15 – Giới thiệu về Akachain
Bài 16 – Giới thiệu về Tomochain
Đặc điểm môn học
Để bắt đầu, các bạn nên dành một vài phút khám phá môn học và cấu trúc chung. Môn học sẽ có 5 phần với 16 bài học. Cuối mỗi bài học và học phần, các bạn sẽ làm một bài quiz và progress test nhằm giúp các bạn tăng cường việc ghi nhớ và tổng hợp kiến thức đã học được. Để việc học tập được hiệu quả, hãy luôn trau dồi kiến thức, không ngừng học hỏi, nghiên cứu và lập cho mình một kế hoạch học tập hợp lý để hoàn thành khóa học một cách xuất sắc.
Trong thời gian học (dự kiến là 2 tuần), việc phân bổ tuần học là rất quan trọng. Nếu các bạn có bất cứ câu hỏi nào hãy kết nối với Mentor để được giải đáp.
Nguồn học liệu
Trong thời đại hiện nay, mỗi môn học đều có nhiều nguồn tài liệu liên quan kể cả sách in và online, FUNiX Way không quy định một nguồn học liệu cụ thể mà khuyến cáo để học viên chọn được nguồn phù hợp nhất cho mình. Trong quá trình học từ nhiều nguồn khác nhau theo lựa chọn cá nhân đó, khi sinh viên phát sinh câu hỏi thì sẽ được kết nối nhanh nhất với mentor để được giải đáp. Toàn bộ phần đánh giá bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm, bài tập, dự án và thi vấn đáp do FUNiX thiết kế, xây dựng và thực hiện.
Các môn học của FUNiX không quy định bắt buộc tài liệu học tập, sinh viên có thể chủ động tìm và học từ bất kỳ nguồn nào phù hợp, kể cả sách in hay nguồn học liệu online (MOOC) hay các website. Việc sử dụng các nguồn đó do học viên chịu trách nghiệm và đảm bảo tuân thủ các chính sách của chủ sở hữu nguồn, trừ trường hợp họ có sự hợp tác chính thức với FUNiX. Nếu cần hỗ trợ, học viên có thể liên hệ phòng đào tạo FUNiX để được hướng dẫn.
Dưới đây là một số nguồn học liệu của môn học mà học viên có thể tham khảo sử dụng. Việc liệt kê nguồn dưới đây không nhất thiết hàm ý rằng FUNiX có sự hợp tác chính thức với chủ sở hữu của nguồn: Coursera, tutorialspoint, edX Training, or Udemy.