Thông tin chung
Kinh tế chính trị Mác – Lênin hay kinh tế chính trị học Mác – Lênin là một lý thuyết kinh tế và là môn khoa học về kinh tế chính trị do C. Mác , Ăngghen và sau này là Lênin phát triển trong giai đoạn mới, có đối tượng nghiên cứu là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổi thích ứng với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Qua đó vạch rõ bản chất, hiện tượng của các quá trình kinh tế để có cơ sở giải quyết các mối quan hệ liên quan đến học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lenin. Cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lenin là học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác.
Sau khi học xong môn học này, người học sẽ nắm vững kiến thức cơ bản, cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin bao gồm các khái niệm, phạm trù, quy luật kinh tế chủ yếu của kinh tế thị trường; Những vấn đề kinh tế – chính trị của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam; có kỹ năng vận dụng các kiến thức của môn học để phân tích được một số vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, tiếp cận các môn chuyên ngành (đặc biệt các khối ngành kinh tế- QTKD), thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Đối tượng tham gia
Đây là môn học tiên quyết thứ 2 trong chương trình các môn Lý luận chính trị trong trường đại học, cao đẳng dành cho những người có mong muốn lấy bằng Đại học/Cao đẳng.
Trải nghiệm học tập
Học phần Kinh tế chính trị Mác – Lênin bao gồm 6 bài học:
<strong>Bài</strong><strong> 1:</strong> trình bày về đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác – Lênin.
<strong>Bài 2</strong> đến<strong> Bài 4:</strong> trình bày nội dung cốt lõi của chủ nghĩa Mác –Lênin về hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường; Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường; Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường.
<strong>Bài 5</strong> và <strong>Bài 6:</strong> trình bày những vấn đề chủ yếu về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Đặc điểm môn học
Môn học tập trung nghiên cứu, mổ xẻ các quan hệ kinh tế trong lòng xã hội tư bản và nghiên cứu sâu về các quy luật của nền sản xuất này, cụ thể là:
Đề cập về hàng hóa, sản xuất hàng hóa và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa (trong chủ nghĩa Tư bản)
Tập trung mổ xẻ quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản mà cốt lõi là việc sản xuất giá trị thặng dư
Phân tích sự vận động của tư bản cá biệt và tái sản xuất tư bản xã hội
Xem xét các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
Nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Nguồn học liệu
Với khóa học Kinh tế chính trị Mác-Lenin, FUNiX sử dụng nguồn học liệu lấy từ bộ video bài giảng môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thuộc Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và Bộ Giáo Trình học phần Kinh tế chính trị Mác-Lenin do Bộ Giáo Dục và Đào tạo cung cấp.
Việc liệt kê nguồn dưới đây không nhất thiết hàm ý rằng FUNiX có sự hợp tác chính thức với chủ sở hữu của nguồn.