Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Thông tin chung

Môn học Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam là 1 trong 5 môn học thuộc khoa học Mác-Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh được giảng dạy trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam. Đây là học phần bắt buộc sinh viên phải tích luỹ kiến thức.

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một chuyên ngành, một bộ phận của khoa học lịch sử. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, là cả một pho lịch sử bằng vàng. Đó chính là tính khoa học, cách mạng, giá trị thực tiễn sâu sắc trong Cương lĩnh, đường lối của Đảng; là sự lãnh đạo đúng đắn, đáp ứng kịp thời những yêu cầu, nhiệm vụ do lịch sử đặt ra; những kinh nghiệm, bài học có tính quy luật, lý luận của cách mạng Việt Nam và những truyền thống vẻ vang của Đảng.

Nghiên cứu, học tập lịch sử Đảng không chỉ nắm vững những sự kiện, cột mốc lịch sử mà cần thấu hiểu những vấn đề phong phú đó trong quá trình lãnh đạo và đấu tranh, để vận dụng, phát triển trong thời kỳ đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.

Đối tượng tham gia

Là những học viên đã học xong các môn Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học và Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc chương trình các môn Lý luận chính trị trong trường đại học, cao đẳng và có mong muốn lấy bằng Đại học.

Mục tiêu môn học

Sau khi hoàn thành khóa học này, các bạn có thể:

    Nêu được đối tượng nghiên cứu môn học, mục đích, yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của môn học, phương pháp nghiên cứu, học tập và ý nghĩa khoa học và thực tiễn của môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Giải thích được nội dung đường lối cách mạng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn lịch sử của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

    Trình bày được vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng

    So sánh và chỉ ra được sự khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị.

    Trình bày được chủ trương nhận thức mới của Đảng trong giai đoạn 1936 – 1939. 

    Trình bày được sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng giai đoạn 1939 – 1945.

    Nêu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

     Phản biện được quan điểm cho rằng thắng lợi của cách mạng tháng Tám chẳng qua chỉ là sự ăn may.

    Nêu được chủ trương đường lối kháng chiến kiến quốc của Đảng thời kỳ 1945-1946. 

    Nêu được kết quả và bài học kinh nghiệm của đường lối thời kỳ 1945 – 1946.

    Nêu được chủ trương xây dựng đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp thời kỳ 1946-1954.

    Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm của đường lối chống pháp

    Nêu được bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7 – 1954 và quá trình hình thành của đường lối kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược giai đoạn 1954 -1964.

    Trình bày được nội dung và ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược giai đoạn 1954 -1964.

     Phê phán quan điểm cho rằng ta đã nóng vội khi đi lên CNXH khi đất nước còn chiến tranh giai đoạn 1954 – 1975.

    Trình bày được nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm  của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

    Trình bày được nội dung lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1975 – 1986

    Phân tích được ác bước đột phá tiếp tục đổi mới kinh tế giai đoạn 1982 -1986

    Phân tích được quá trình Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo đổi mới toàn diện, đưa đất nước ra khủng hoảng kinh tế – xã hội 1986 -1996

    Phân tích được công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế giai đoạn 1986 – 2018

    Nêu được thành tựu, kinh nghiệm của cuộc cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Trải nghiệm học tập

Trong môn học này, học viên sẽ tìm hiểu 7 chương, tương ứng với 7 bài học:

Bài 1. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.

Bài 2: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930)

Bài 3. Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)

Bài 4. Đảng lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)

Bài 5. Lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và  kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954-1975)

Bài 6: Lãnh đạo cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội  bảo vệ Tổ quốc (1975-1986)

Bài 7: Lãnh đạo công cuộc đổi mới, ẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa  hội nhập quốc tế (1986-2018)

Trong thời gian học dự kiến là 6 tuần, việc phân bổ tuần học là rất quan trọng. Nếu các bạn có bất cứ câu hỏi nào hãy kết nối với mentor để được giải đáp.

Đặc điểm môn học

Môn học giúp người học

Nhận thức đầy đủ, có hệ thống về sự lãnh đạo, đấu tranh và cầm quyền của Đảng

Nhận thức rõ về Đảng với tư cách một Đảng chính trị-tổ chức lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam.

Từ kiến thức Lịch sử Đảng, nâng cao nhận thức chính trị về những vấn đề lớn của đất nước, dân tộc trong mối quan hệ với những vấn đề của thời đại và thế giới, góp phần giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng, nhân cách, lối sống cho thế hệ trẻ để phê phán, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ

Nguồn học liệu

Với môn học này, chúng tôi tin tưởng giới thiệu với học viên tài nguyên MOOC chính của khóa học này là Bộ video bài giảng môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thuộc Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và Bộ Giáo Trình Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam do Bộ Giáo Dục và Đào tạo cung cấp.

Việc liệt kê nguồn dưới đây không nhất thiết hàm ý rằng FUNiX có sự hợp tác chính thức với chủ sở hữu của nguồn.

Chi tiet Mon hoc 1

Đừng ngần ngại!

Bạn sẽ dễ dàng chuẩn bị nền tảng cùng FUNiX!

Chi tiet Mon hoc 1
  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại