Thông tin chung
Công nghệ đang phát triển hàng ngày và được ứng dụng vào nhiều mặt của đời sống. Con người sống khó có thể tách rời khỏi công nghệ từ trao đổi thông tin, mua bán, công việc, học tập, tin tức… Do vậy, thế giới hình thành một thuật ngữ mới “Công dân số”. Dường như ai cũng sử dụng công nghệ, internet rồi, dường như chúng ta là “công dân số”. Vậy nhưng, công dân số thực sự là gì? Chúng ta còn gì chưa biết, chưa sử dụng? Chúng ta có thật sự an toàn trên thế giới số khi mà thông tin thật giả lẫn lộn, ai cũng có thể “xâm nhập” vào thông tin riêng tư của bạn? Liệu ta có phạm luật trên mạng? …
Khoá học này nhằm trả lời các câu hỏi trên bằng các kiến thức được đúc rút và tổng kết về “Công dân số” với 12 bài học phủ 9 khía cạnh của công dân số:
- Cộng đồng vào môi trường số,
- Trao đổi thông tin qua mạng,
- Thương mại điện tử,
- Quyền hạn và trách nhiệm trong môi trường số,
- Sức khoẻ trong môi trường số,
- Hiểu biết và sử dụng thiết bị số,
- Văn hoá trong môi trường số,
- Bảo mật và riêng tư trong môi trường số,
- Pháp luật trong môi trường số.
Mỗi bài sẽ có một (hoặc vài) đoạn video yêu cầu học viên phải xem kỹ, một hoặc vài bài đọc thêm phải đọc kỹ và trả lời quiz. Thời gian khóa học dự kiến là 6 tuần. Học viên không yêu cầu phải có kỹ năng hay kinh nghiệm làm việc về CNTT nhưng đòi hỏi phải biết lắng nghe tìm hiểu và có suy nghĩ độc lập.
Mục tiêu môn học
Học viên hiểu được khái niệm và các kiến thức liên quan xung quanh 9 khía cạnh của “công dân số”. Từ đó có thể tự xây dựng hình ảnh “công dân số” tốt cho riêng mình bao gồm:
-
Hiểu môi trường số là gì? dùng làm gì và cho ai?
Biết cách trao đổi thông tin qua mạng một cách hiệu quả và phòng tránh được lừa đảo.
Hiểu khái niệm và ứng dụng thương mại điện tử, hiểu góc nhìn và cách tiếp cận khách hàng trên mạng.
Hiểu quyền hạn và trách nhiệm bản thân trên mạng.
Hiểu các khái niệm cơ bản và các nguy cơ sức khoẻ khi dùng công nghệ, máy tính.
Hiểu biết về mạng internet, cách tìm kiếm và phân tích thông tin trên internet, cơ bản về app, thiết bị số… Đặc biệt là “dấu vết trên mạng” của bản thân mình.
Hiểu khái niệm cơ bản về văn hoá trong môi trường số, cách nhận diện các hành vi quấy rối, lừa đảo…
Hiểu các nguyên tắc cơ bản về an toàn và bảo mật trong môi trường số.
Hiểu biết cơ bản về pháp luật trong môi trường số, từ đó có các hành vi hợp pháp.
Trải nghiệm học tập
Phần 1 – Cộng đồng số, trao đổi thông tin và lừa đảo trên mạng
Bài 1 – 9 thành phần của công dân số
Assignment 1 – EXPLORE A TOPIC: Being a Good Digital Citizen
Bài 2 – Cộng đồng và môi trường số
Bài 3 – Trao đổi thông tin trên mạng
Bài 4 – Trao đổi trên mạng xã hội
Bài 5 – Một số hình thức lừa đảo trên mạng
Assignment 2 – Xây dựng footprint cho bản thân
Phần 2 – Thương mại điện tử, Hiểu biết thế giới số và Sức khoẻ trong môi trường số
Bài 6 – Tìm hiểu Thương mại điện tử
Bài 7 – Sức khoẻ trong môi trường số
Bài 8 – Khám phá Internet
Bài 9 – Tìm kiếm và phân tích thông tin trên mạng
Assignment 3 – Tìm kiếm và đánh giá mức độ tin cậy/giả mạo các nguồn tài nguyên (trên internet, trên mạng xã hội, qua mail, chat…)
Phần 3 – Bảo mật, văn hoá và pháp luật trong thế giới số
Bài 10 – Văn hoá trong môi trường số
Bài 11 – Các nguyên tắc bảo mật và an toàn cơ bản
Bài 12 – Tìm hiểu các hình thức tấn công trên mạng và phòng tránh
Bài 13 – Pháp luật trong môi trường số
Assignment 4 – DEFFINE YOURSELF: Being a Good Digital Citizen
Nguồn học liệu
Trong thời đại hiện nay, mỗi môn học đều có nhiều nguồn tài liệu liên quan kể cả sách in và online, FUNiX Way không quy định một nguồn học liệu cụ thể mà khuyến cáo để học viên chọn được nguồn phù hợp nhất cho mình. Trong quá trình học từ nhiều nguồn khác nhau theo lựa chọn cá nhân đó, khi sinh viên phát sinh câu hỏi thì sẽ được kết nối nhanh nhất với mentor để được giải đáp. Toàn bộ phần đánh giá bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm, bài tập, dự án và thi vấn đáp do FUNiX thiết kế, xây dựng và thực hiện.
Các môn học của FUNiX không quy định bắt buộc tài liệu học tập, sinh viên có thể chủ động tìm và học từ bất kỳ nguồn nào phù hợp, kể cả sách in hay nguồn học liệu online (MOOC) hay các website. Việc sử dụng các nguồn đó do học viên chịu trách nghiệm và đảm bảo tuân thủ các chính sách của chủ sở hữu nguồn, trừ trường hợp họ có sự hợp tác chính thức với FUNiX. Nếu cần hỗ trợ, học viên có thể liên hệ phòng đào tạo FUNiX để được hướng dẫn.
Dưới đây là một số nguồn học liệu của môn học mà học viên có thể tham khảo sử dụng. Việc liệt kê nguồn dưới đây không nhất thiết hàm ý rằng FUNiX có sự hợp tác chính thức với chủ sở hữu của nguồn: Google for education, Teacher center with Google, Udemy.