Học Toán để làm gì?
Để kiếm Một Triệu Đô chứ còn làm gì nữa!
Tôi có ông bạn người Mã Lai, tiến sĩ Toán học, một đại gia trong lĩnh vực công nghệ. Ông xây dựng đế chế của mình từ một mô hình Toán học do ông nghĩ ra, chẳng cần quan tâm gì đến thị trường. Ông dùng Toán để chứng minh sản phẩm của ông là tốt nhất, để xác định hướng đi của công ty, để phân bổ nhân sự, xác định đối tượng M&A… Mỗi khi gặp nhau là ông lại thao thao bất tuyệt về lý thuyết nhóm, đại số Li và ma trận loãng. Tôi được ông đánh giá cao vì chịu khó ngồi lắng nghe thi thoảng gật gật đầu. Còn bọn đệ thì ngáp ngắn ngáp dài rồi tìm cách chuồn. Ông cũng không buồn: “Bọn nó là người thực hiện, dùng Toán như hơi thở. Chỉ có tao mới cần hiểu hơi thở từ đâu ra thôi”
Ông bạn khác của tôi, cũng nhà Toán học, thi IMO giải quốc tế, mặc dù thường xuyên lên báo tự trào “Học toán là thủ dâm”. Ông này lười không thích làm chỉ thích chơi với các con số, tính toán nhanh hơn siêu máy tính, cứ đầu tư là ra tiền, cứ ngồi chiếu là anh em sạch túi. Mấy ông bạn Toán đi làm công nghệ kiểu trên thường đi kiếm tiền rồi tối về nộp cho ông này.
Ông này có 1 trăn trở. Trăn trở đến tột cùng. Là mấy trăm năm nay rồi, doanh nghiệp đã tiến hóa khôn lường qua bao cuộc khủng hoảng kinh tế, mà ngành kế toán, vốn được coi là “language of business” vẫn sử dụng những định luật cổ lỗ sỉ. Ngắn gọn thì vẫn là công thức giá thị thặng dư thần thánh của Cụ rậm râu”: W = c + v + m. Ông thở dài: sử dụng các quy định kế toán thời Karl Max để miêu tả Testla đầu tư Bitcoin thì khác gì thời này mà dùng các định luật Newton để miêu tả và giải thích cái lò vi sóng. Có vẻ như phải có một công thức thống nhất để miêu tả hành xử của các thực thể kinh tế (cách mà ông bạn gọi doanh nghiệp).
Nghĩ mà tức. Tiền nhiều để làm gì. Bạn bè giỏi toán nhiều để làm gì? Vậy nên sau khi gặm hết 1 cái bánh Beard Papa, ông quyết định treo giải thưởng 1 triệu đô la Mỹ, cho bất cứ nhà Toán học Việt Nam nào tìm ra được phương trình miêu tả hoạt động tương hỗ của các thực thể kinh tế siêu hiện đại, mà trong trường hợp đơn giản khi có thể bỏ qua 1 số tham số quá nhỏ, chính là công thức giá trị thặng dư nêu trên.
Đây là một dự định hoàn toàn nghiêm túc của ông bạn tôi. Xin tag các anh em bạn bè học Toán và nhờ họ lan tỏa hộ để giúp ông bạn. Và đồng thời trả lời câu hỏi muôn thưở: Học Toán để làm gì?
—
Chú ý: anh em nào quan tâm thì để lại tin nhắn, sẽ tổ chức buổi làm rõ đầu bài!
Nguồn: Facebook Nguyễn Thành Nam
TS. Nguyễn Thành Nam – Founder FUNiX được biết đến là một trong 13 thành viên sáng lập Tập đoàn FPT, ông Nguyễn Thành Nam có những đóng góp to lớn cho tập đoàn này trước khi tham gia vào lĩnh vực giáo dục. Năm 2015, ở tuổi năm mươi, ông là người sáng lập FUNiX – đơn vị tiên phong trong đào tạo trực tuyến của Việt Nam. Sau gần 5 năm thành lập (13/102015), hiện FUNiX có trên 11.000 học viên, trên 4.500 mentor môn là các chuyên gia/cố vấn đến đang sinh sống ở Việt Nam và 23 quốc gia trên toàn thế giới. Đây là một mô hình giáo dục chưa từng có ở Việt Nam, mang đến cơ hội học tập lập nghiệp trong lĩnh vực CNTT cho tất cả mọi người quan tâm đến công nghệ. |
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX
Bài liên quan
Founder FUNiX: Bố mẹ thờ ơ, đừng mơ giúp con hướng nghiệp
Founder FUNiX TS. Nguyễn Thành Nam nhận định phụ huynh cần coi việc đồng hành cùng con trong hành trình hướng nghiệp là một ưu tiên.
Thế mạnh để Việt Nam độc lập trong cách mạng công nghệ
Founder FUNiX Nguyễn Thành Nam trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ về câu chuyện làm công nghệ xuyên qua lịch sử, FUNiX và lựa chọn của người Việt trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Ngôi sao trên chiếc MiG 17
VnExpress - Hơn 10 năm trước, chúng tôi - những lập trình viên Việt Nam - tìm mọi cách thuyết phục hãng Boeing để tham gia vào dự án Digital Aviation của họ. Một dự án đầy thách thức.
'Make thing'
VnExpress - Tôi có nhiều duyên nợ với Bách khoa Hà Nội. Bố mẹ tôi là sinh viên khóa một. Vợ tôi là giảng viên từ khi đi làm đến lúc về hưu. Nhiều đồng đội của tôi ở Fsoft...
Làm việc với người Mỹ
VnExpress - Năm 2000, chúng tôi bắt đầu chiến dịch xuất khẩu phần mềm; thị trường nhắm đến không nơi nào khác, là Mỹ.
Phản biện
VnExpress - Khái niệm phản biện xã hội rất hay được nhắc đến gần đây và được coi là một thước đo để đánh giá mức độ dân chủ của xã hội.
Đài ABC News (Mỹ) phỏng vấn Founder FUNiX
Nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Việt Nam, PV của ABC News Live (https://abcnews.go.com/Live) đã phỏng vấn Founder FUNiX Nguyễn Thành Nam với mong muốn cho khán giả Mỹ thấy được một Việt Nam mà phần...
Founder FUNiX: ChatGPT là "mưa rào giữa nắng trưa" với giáo dục
Founder FUNiX viết về con chát-bốp (ChatGPT Bot) đang làm các thầy cô và các nhà quản lý giáo dục sợ hãi nhưng ở FUNiX lại giúp cho sinh viên bớt sợ!
Bình luận (0
)