Sức mạnh của Văn hóa
Founder FUNiX, cựu Tổng Giám đốc FPT Nguyễn Thành Nam chiêm nghiệm về sức mạnh của văn hóa trong hành trình FPT Software "mang gươm đi mở cõi."
Khi mới bắt đầu toàn cầu hóa, một “ông bác” người Ấn nói với tôi: mày muốn xây dựng một công ty mà được thế giới kính trọng, thì công ty mày phải rất Việt Nam. Cũng như một công ty Nhật thì phải rất Nhật. Ấn phải rất Ấn. Tàu phải rất Tàu. Mỹ phải rất Mỹ. Thật là một quan điểm mới lạ về toàn cầu hóa.
Fsoft là công ty toàn cầu hóa nhất trong FPT. Nhưng có điều thú vị, là tiên phong đi mở đường, khai phá thị trường tại các nước khác, đa số đều là những anh em được đào tạo hoàn toàn trong nước. Thế hệ đầu là Quách Liễu Hoàn đi Nhật, Hoàng Việt Anh đi Sing, Bùi Hoàng Tùng đi Mỹ. Đến giờ vẫn thế Đỗ Văn Khắc CEO của Fsoft Japan, Đặng Trần Phương CEO Fsoft USA, Lê Hải CEO Fsoft Germany, Trần Côi Fsoft Slovakia, Trần Hồng Chung Fsoft Malaysia.
Khi nhận nhiệm vụ, các em đều còn rất trẻ, đều học trường công, rồi học đại học trong nước. Bố mẹ chẳng có khái niệm gì về toàn cầu hóa. Thi IELTS khéo trượt. Trước khi đi mà phải xét CV thì chắc chắn không đạt yêu cầu. Vậy tại sao các em vẫn dễ dàng hội nhập, được các khách hàng tin tưởng, “âm thầm” dẫn vào các chốn ăn chơi, giao cho những dự án lớn?
Chỉ có thể giải thích là do văn hóa dân tộc Việt Nam đã thấm vào vô thức của các em, ảnh hưởng đến cách ra quyết định, phong cách lãnh đạo và quản trị nhân sự. Chính việc không được đi học tập tại nước ngoài, vô hình trung mang lại cho các em một hình ảnh “pure Vietnam” không rơi vào tình trạng “xanh vỏ, đỏ lòng”. Và điều đó gây ấn tượng với bạn hàng quốc tế.
Nhưng đó là những yếu tố văn hóa nào? Tôi cứ ngẫm nghĩ mãi. Liệu mình có thể hệ thống lại để những thế hệ sau luôn đủ tự tin sánh vai với thế giới.
Hôm qua, kỷ niệm 15 năm thành lập FPT Asia Pacific, tôi có đặt câu hỏi này với Hoàng Việt Anh, CEO đầu tiên. Em ngớ người ra nhớ lại:
Năm 2004, em và 2 bạn nữa sang gặp team kỹ thuật của Microsoft từ Redmond. Thật sự cũng hoảng anh ạ. Sau khi được việc rồi, bẵng đi mãi đến năm 2016, em có gặp lại và đi nhậu với Scot Anderson. Bạn đấy bảo: “lúc đó chúng tao khá ấn tượng với sự thành thật của bọn mày: không biết bảo ngay là không biết, nhưng đã biết là trình bày kỹ lưỡng.” Và cũng cũng có thể là khả năng xoay sở anh ạ. Bọn em ra đi không có một kế hoạch cụ thể. Chỉ biết là phải thành công. Bởi thế khá nhẹ nhàng trong việc tiếp nhận các thách thức khi mọi việc xảy ra không như ý. Có việc nào giống ý mình đâu mà phải cuống lên anh nhỉ.
Tôi không chắc là đã hiểu hết ý “ông bác” Ấn Độ nêu ở đầu status. Nhưng rõ ràng là nếu tận dụng được lợi thế từ mảnh đất nơi mình sinh ra và trưởng thành, chúng ta có thể có thể trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình và được bạn bè thế giới kính trọng. Cá nhân cũng như công ty! Hệt như cây baobap vẫn có thể lớn mạnh ở châu Phi tưởng là cằn cỗi.
—
PS: Tuy nhiên, không nên ngộ nhận là cứ có chất “pure Vietnam” là có thể nên sự nghiệp. Đấy chỉ là nguồn năng lượng cơ bản, ban đầu. Muốn lớn mạnh, vẫn rất cần các kỹ năng, framework và tư duy khoa học. Những cái đó đều có thể học được. Quan trọng là đừng quên năng lượng văn hóa “tự có” mỗi chúng ta.
Nguồn: Facebook Nguyễn Thành Nam
TS. Nguyễn Thành Nam – Founder FUNiX được biết đến là một trong 13 thành viên sáng lập Tập đoàn FPT, ông Nguyễn Thành Nam có những đóng góp to lớn cho tập đoàn này trước khi tham gia vào lĩnh vực giáo dục. Năm 2015, ở tuổi năm mươi tư, ông là người sáng lập FUNiX – đơn vị tiên phong trong đào tạo trực tuyến của Việt Nam. Sau 6 năm thành lập (13/10/2015), hiện FUNiX có trên 13.000 học viên, trên 5.000 mentor môn là các chuyên gia/cố vấn đang sinh sống ở Việt Nam và 34 quốc gia trên toàn thế giới. Đây là một mô hình giáo dục chưa từng có ở Việt Nam, mang đến cơ hội học tập lập nghiệp trong lĩnh vực CNTT cho tất cả mọi người quan tâm đến công nghệ. |
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX
Bài liên quan
Founder FUNiX: Bố mẹ thờ ơ, đừng mơ giúp con hướng nghiệp
Founder FUNiX TS. Nguyễn Thành Nam nhận định phụ huynh cần coi việc đồng hành cùng con trong hành trình hướng nghiệp là một ưu tiên.
Thế mạnh để Việt Nam độc lập trong cách mạng công nghệ
Founder FUNiX Nguyễn Thành Nam trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ về câu chuyện làm công nghệ xuyên qua lịch sử, FUNiX và lựa chọn của người Việt trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Ngôi sao trên chiếc MiG 17
VnExpress - Hơn 10 năm trước, chúng tôi - những lập trình viên Việt Nam - tìm mọi cách thuyết phục hãng Boeing để tham gia vào dự án Digital Aviation của họ. Một dự án đầy thách thức.
'Make thing'
VnExpress - Tôi có nhiều duyên nợ với Bách khoa Hà Nội. Bố mẹ tôi là sinh viên khóa một. Vợ tôi là giảng viên từ khi đi làm đến lúc về hưu. Nhiều đồng đội của tôi ở Fsoft...
Làm việc với người Mỹ
VnExpress - Năm 2000, chúng tôi bắt đầu chiến dịch xuất khẩu phần mềm; thị trường nhắm đến không nơi nào khác, là Mỹ.
Phản biện
VnExpress - Khái niệm phản biện xã hội rất hay được nhắc đến gần đây và được coi là một thước đo để đánh giá mức độ dân chủ của xã hội.
Đài ABC News (Mỹ) phỏng vấn Founder FUNiX
Nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Việt Nam, PV của ABC News Live (https://abcnews.go.com/Live) đã phỏng vấn Founder FUNiX Nguyễn Thành Nam với mong muốn cho khán giả Mỹ thấy được một Việt Nam mà phần...
Founder FUNiX: ChatGPT là "mưa rào giữa nắng trưa" với giáo dục
Founder FUNiX viết về con chát-bốp (ChatGPT Bot) đang làm các thầy cô và các nhà quản lý giáo dục sợ hãi nhưng ở FUNiX lại giúp cho sinh viên bớt sợ!
Bình luận (0
)