Diện mạo ngành giáo dục đã thay đổi như thế nào từ sau cuộc cách mạng công nghệ 4.0?
- Người trẻ cần chủ động nắm bắt kiến thức trong cách mạng 4.0
- Khi viễn cảnh tương lai là những nhà máy không đèn
- Share to be shared – văn hóa học tập trong thời đại 4.0
- xTour “Thanh niên 4.0”: Người trẻ hãy tham gia hết mình trong dòng chảy thời đại
- Hạng mục Đào tạo CNTT của FPT lên ngôi tại Sao Khuê 2018
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã, đang và sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống, trong đó có giáo dục
Nhân loại đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp trong hơn 300 năm qua và đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc cách mạng 4.0. Đây là cuộc cách mạng đã, đang và sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống, trong đó có giáo dục.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà điển hình là sự bùng nổ ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin đang thay đổi diện mạo của nền giáo dục không chỉ ở các quốc gia phát triển mà còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
Xu hướng đào tạo trực tuyến
Đào tạo trực tuyến đang là xu hướng giáo dục nổi bật nhằm chuẩn bị cho nguồn nhân lực số, có kiến thức, kỹ năng làm việc trong môi trường toàn cầu hóa. Cùng với sự phát triển của công nghệ, việc xây dựng môi trường học tập trực tuyến hiện đại, xây dựng các nội dung giảng dạy trực tuyến được phát triển theo hướng ngày càng tiếp cận gần hơn với người học. Người học có thể khai thác nội dung học tập trực tuyến từ thiết bị di động, hay học tập trong mô hình trường đại học ảo…
Còn với trí tuệ nhân tạo, có 4 cách để áp dụng xu thế này trong giáo dục, đó là: hỗ trợ học viên; dạy học viên những kỹ năng học thuộc; mang đến những bài tập theo đúng trình độ của học viên và cuối cùng là tích hợp cả 3 cách trên, cùng với công nghệ 3D.
Cùng với công nghệ, môi trường học tập trực tuyến, quan điểm về học tập suốt đời cũng đã thay đổi rất nhiều. Nếu trước đây người ta nghĩ đi học là việc dành cho độ tuổi thanh niên, thì giờ độ tuổi ấy đã bị xóa bỏ. Trước đây độ tuổi 20 mới nghĩ việc học đại học, dưới 36 tuổi mới nghĩ việc đi làm nghiên cứu sinh. Bây giờ có những sinh viên tuổi thậm chí 70, theo học hoàn toàn vì sở thích của bản thân và muốn làm cho con cháu hiểu nhu cầu tri thức trong xã hội là rất cao.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đang dự kiến xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến dành cho công nhân, nâng cao kỹ năng an toàn lao động, do có thực trạng các khu công nghiệp tuyển lao động phổ thông không qua đào tạo, không có kỹ năng tự bảo vệ mình. Khi sức lao động phổ thông bị vắt kiệt, đồng lương thì không thể tăng mãi, yếu tố gia đình con cái làm cho năng suất lao động kém đi…, họ sẽ bị đẩy ra khỏi thị trường lao động. Khi đó cuộc sống của họ sẽ rất bấp bênh bởi xuất phát của họ là không được đào tạo, trong tay họ không có nghề nghiệp, đã thoát ly khỏi nông thôn giờ quay về làm nông dân cũng gặp khó khi công cụ, đất đai không có. Nông nghiệp bây giờ cũng là nông nghiệp hữu cơ, đòi hỏi có tri thức.
Chỉ có giáo dục hiện đại, thông qua giáo dục trực tuyến mới giúp họ được đào tạo lại.
Xu hướng đào tạo trực tiếp đồng thời mở ra lối đi mới cho cả nhà tuyển dụng lẫn sinh viên – những người vô cùng chật vật để có thể tìm kiếm một công việc phù hợp khi ra trường. Hiện đang có những công ty làm việc trực tiếp với nhà tuyển dụng và thiết kế nên những khóa học dựa trên chính nhu cầu của doanh nghiệp, có cấp bằng cũng như chứng chỉ. Học viên sau khi hoàn thành khóa học có thể đảm bảo 100% công việc mà nhà tuyển dụng yêu cầu, giảm bớt rủi ro thất nghiệp. Doanh nghiệp cũng sẽ có được cho mình một đội ngũ lao động chất lượng.
Mô hình đại học 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa, gắn kết các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự phát triển vượt trội các thành tựu khoa học – công nghệ. Nó tác động rất lớn đến nền kinh tế, có thể thay đổi, làm triệt tiêu nhiều ngành nghề trong tương lai.
Chẳng hạn, với sự ra đời của điện thoại thông minh, nghề chụp ảnh gần như đã không còn tồn tại. Hay với sức mạnh của internet, báo giấy là một trong những ngành có nguy cơ triệt tiêu. Sự ra đời của dịch vụ Uber, Grab làm chao đảo taxi truyền thống. Chính vì vậy, nền giáo dục, trong đó giáo dục đại học phải nhanh chóng có những thay đổi, đổi mới mô hình giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu nhân lực mới của xã hội.
Giáo dục 4.0 là mô hình ứng dụng các tiến bộ công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả cho việc đào tạo, giúp hoạt động dạy và học diễn ra mọi nơi. Đặc biệt hơn, nó còn góp phần thay đổi tư duy và cách tiếp cận về mô hình đại học. Trong nền giáo dục 4.0, trường đại học không chỉ là nơi đào tạo, nghiên cứu, mà còn là trung tâm đổi mới sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn, mang giá trị cho xã hội.
Các trường đại học đang đặt ra câu hỏi làm thế nào để đổi mới phương pháp giảng dạy, thay đổi chương trình đào tạo, ứng dụng các tiến bộ công nghệ thông tin, giúp nâng cao hiệu quả việc dạy và học, giúp hoạt động dạy và học diễn ra mọi lúc và mọi nơi. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích các trường triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để hướng tới một nền giáo dục hiện đại, hội nhập quốc tế theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, thi và đánh giá; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; xây dựng thương hiệu riêng của từng trường để thu hút người học và điều quan trọng nhất là đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về nhân lực của xã hội.
Tại buổi hội thảo Mô hình ĐH 4.0 – Nền tảng giáo dục thế kỷ XXI do Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổ chức vào tháng 7/2017, giáo sư Gottfried Vossen (ĐH Münster, Đức) đã đề xuất mô hình: Dạy học 4.0 – Nghiên cứu 4.0 – Quản lý 4.0.
Trong đó, dạy học 4.0 gồm: có nhiều hình thức học tập mới, thời gian và địa điểm học tập không bị ràng buộc, có sự thay đổi phù hợp với đối tượng học, cung cấp nhiều kỹ năng phù hợp hơn. Nghiên cứu 4.0 bao gồm: hình thức nghiên cứu mới (tốc độ, kết quả, quá trình đánh giá), hệ thống dữ liệu quy mô lớn hơn và đa đạng nguồn hơn. Quản lý 4.0 gồm: giảng dạy (hệ thống phần mềm thực hiện được nhiều mục đích hơn, những công cụ quản lý hiệu quả hơn, hệ thống thông tin lớn hơn), nghiên cứu khoa học (hệ thống thông tin nghiên cứu khoa học, quản lý dự án), quản lý cơ sở đào tạo, bộ phận hỗ trợ tài chính.
Theo Doanh nhân Sài Gòn
Tại Việt Nam, Đại học trực tuyến FUNiX là trường đại học đầu tiên đào tạo cử nhân và chứng chỉ ngành Công nghệ Thông tin bằng phương pháp học trực tuyến. Đây là hình thức học tập mới không bó buộc thời gian và địa điểm học, phù hợp với nhiều đối tượng, sử dụng hệ thống học liệu MOOCs và sự hướng dẫn của đội ngũ chuyên gia để hỗ trợ sinh viên. Hoàn thành chương trình học tại FUNiX, sinh viên được nhận Bằng kỹ sư ngành kỹ thuật phần mềm (Software Engineering) do Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận.
Bình luận (0
)