Cơ hội cho ta số 7: CEO 3S tuyển dụng thành công học viên Chứng chỉ Doanh nghiệp
Cơ hội cho ta số thứ 7 đã tiếp tục chuỗi kết nối tuyển dụng thành công sau 6 số phát sóng. Một học viên của Chứng chỉ Doanh nghiệp đã đạt được mục tiêu chuyển nghề thành công với offer từ CEO 3S.
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Báo cáo Việc làm và mức lương ngành công nghệ thông tin năm 2024
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
Table of Contents
Sau 6 số kết nối tuyển dụng thành công, Cơ hội cho ta số thứ 7 đã tiếp tục lên sóng với sự tham dự của 2 người chơi: Hà Thị Bích Liên – học viên Chứng chỉ Doanh nghiệp và Âu Minh Tuấn – học viên chương trình Data Science. Cả hai đều ở tuổi 29 và đang học tập tại FUNiX với mục tiêu chuyển nghề.
Tham gia Cơ hội cho ta, dù chỉ có một người chiến thắng nhưng cả hai đều đã đạt được mục tiêu của mình với sự kết nối của BTC.
Tình huống: Nếu sếp làm sai, bạn sẽ làm gì?
Ở vòng 1, câu hỏi tình huống được đưa ra được đánh giá rất gần với thực tế công việc tại các doanh nghiệp hiện nay, là một nhân viên trong tương lai, các ứng viên sẽ xử lý như thế nào trong tình huống này?
Người chơi Hà Thị Bích Liên chia sẻ: “Trong phạm vi công việc, nếu sếp làm sai và mình chắc chắn với điều đó, mình sẽ nêu lên quan điểm để sửa điều đó thành đúng. Tuy nhiên việc góp ý này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
– Việc sửa đổi là nhằm vào hành động từ sai thành đúng, chứ không nhằm vào việc sếp là sai.
– Chú ý đến môi trường làm việc của công ty và phong cách làm việc của sếp. Nếu môi trường làm việc giữa sếp với nhân viên không có ngăn cách nhiều thì việc thẳng thắn góp ý là điều hoàn toàn bình thường để công việc tốt lên. Nếu môi trường làm việc hơi nghiêm khắc và sếp là người không muốn trao đổi thẳng thì mình sẽ chọn nhắn tin riêng hoặc gặp mặt riêng để nói về điều đó.”
Nếu Bích Liên chọn cách góp ý thẳng thắn, thì Âu Minh Tuấn lại chọn con đường khéo léo hơn. Tuấn cho rằng: “Những người làm sếp thường ít khi sai lầm, và có chăng chỉ là sự khác nhau về góc nhìn. Bên cạnh việc chia sẻ thẳng thắn, chúng ta có thể vừa đảm bảo công việc sếp giao cho, song song với đó, hãy làm thêm những gì mình cho là đúng, đến khi có “trái ngọt” hãy chia sẻ với sếp để cùng nhau lựa chọn con đường phát triển tốt nhất cho công ty.”
Kết thúc vòng 1, giữa 2 người chơi có những khác biệt nhất định về xử lý tình huống, tỉ số lựa chọn giữa các sếp là 2-2 chia đều cho cả 2 người chơi. Tuy nhiên, với lượng vote cao hơn đến từ khán giả, ứng viên Hà Thị Bích Liên đã đi tiếp vào vòng 2.
Mặc dù vậy, sếp Phạm Ngọc Duy Liêm (Co-Founder & CGO GoStream) đã có lời nhắn nhủ tới BTC kết nối với ứng viên Âu Minh Tuấn sau chương trình vì đơn vị đang có vị trí phù hợp cho bạn.
Vòng 2: Chinh phục nhà tuyển dụng
Đi tiếp vào vòng 2, ứng viên Bích Liên sẽ trải qua những cuộc phỏng vấn 1-1 với lãnh đạo các công ty công nghệ.
1. Sếp Trương Lan Hương – Giám đốc nhân sự (CHRO) của KidsOnline
Sếp: Từ đâu bạn tiếp cận được lĩnh vực lập trình? Yếu tố nào khiến bạn cảm thấy phù hợp với lĩnh vực này?
Người chơi: Trước đây khi là một nhân viên văn phòng, em cảm thấy rất hứng thú với các công việc liên quan đến Excel, đó là cơ duyên đầu tiên khiến em tìm hiểu về lập trình. Một vài năm trở lại đây, lĩnh vực này khá phổ biến trên internet nên em đã tìm hiểu và quyết định đổi mới, thử sức mình với việc học lập trình tại FUNiX.
Sếp: Bạn đã có nền tảng lập trình từ trước hay chưa?
Người chơi: Đây là lần đầu tiên em học lập trình trực tuyến và môi trường em chọn là FUNiX với Chứng chỉ Doanh nghiệp. Em đã học đến môn thứ 6 và rất mong muốn có cơ hội được đi làm thực tế để học hỏi được nhiều hơn.
Sếp: Bạn đã có tìm hiểu về các công việc trong lĩnh vực lập trình hay chưa? Hay chỉ mới dừng lại ở việc tìm hiểu vị trí lập trình viên?
Người chơi: Em chưa tìm hiểu kỹ, tuy nhiên em muốn nắm chắc kiến thức cơ bản trước sau đó đọc thêm các tài liệu để tìm ra định hướng của mình.
2. Sếp Nguyễn Hoài Nam – CEO 3S
Sếp: Trong quá trình làm việc phân tích về dữ liệu trước đây, bạn có đúc rút được kinh nghiệm hay nhận thấy công việc này sẽ giúp được gì cho lĩnh vực lập trình hay không?
Người chơi: Em nghĩ việc sử dụng tư duy logic trong phân tích khách hành (trên nền tảng excel) và tạo ra một mô hình, cũng khá giống với công việc lập trình. Hai công việc này chỉ khác nhau về ngôn ngữ Tuy nhiên, một mô hình phân tích dữ liệu sẽ không phải thay đổi nhiều, trong khi viết code là công việc mỗi ngày.
Sếp: Bạn đã tìm hiểu về vị trí BA (Business Analyst) chưa?
Người chơi: Em đã tìm hiểu về vị trí này cũng như các khoá học liên quan. Tuy nhiên bản thân em muốn là một developer.
3. Sếp Phạm Ngọc Duy Liêm – Co-Founder & CGO GoStream
Sếp: Theo bạn để trở thành developer giỏi cần những tố chất gì?
Người chơi: Sự sáng tạo và tưởng tượng là điều khá quan trọng: khi bắt tay vào làm thì cần phải nghĩ sản phẩm mình làm ra sẽ như thế nào, sẽ phải sửa đổi những gì.
Kết thúc vòng phỏng vấn, người chơi Hà Thị Bích Liên nhận được offer tuyển dụng đến từ sếp Nguyễn Hoài Nam – CEO 3S.
Vòng 3: Cơ hội cho ta
Tại vòng cuối cùng của chương trình, người chơi đã đưa ra mức lương kì vọng là 8.000.000 VNĐ cho vị trí lập trình viên và chờ đợi màn offer đến từ CEO 3s.
Sếp Nguyễn Hoài Nam đã đưa ra lời đề nghị tuyển dụng như sau:
– Học việc 2 tháng với mức hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng.
– Sau 2 tháng, nếu vượt qua thử thachs sẽ trở thành nhân viên chính thức, mức lương 7 triệu đồng/tháng. Đồng thời đưa ra định hướng cho người chơi phát triển thành một BA của công ty.
Người chơi đã đồng ý offer này và tiếp tục chuỗi kết nối tuyển dụng thành công của Cơ hội cho ta. Sau 7 số phát sóng, đã có đến 3 học viên của chương trình Chứng chỉ Doanh nghiệp có cơ hội chuyển nghề thành công.
Minh Tiến
>>Đăng ký trở thành người chơi của gameshow: Cơ hội cho ta
Bình luận (0
)