Hội thảo “Đào tạo nhân lực công nghệ cho Cách mạng 4.0” do FUNiX tổ chức vào ngày 19/8 quy tụ gần 200 đại diện doanh nghiệp công nghệ cùng đơn vị đào tạo phi truyền thống để cùng thảo luận, thống nhất một giải pháp đào tạo nhân lực công nghệ cho cuộc cách mạng số ở Việt Nam. Tại Hội thảo, đại diện 100 đơn vị ký một bản cam kết cộng đồng chung tay giải quyết bài toán nhân sự CNTT của Việt Nam. Bản cam kết cộng đồng gồm 5 điều khoản cụ thể và thiết thực: Tin tưởng và tạo điều kiện tốt nhất để ai cũng có thể tham gia vào Cách mạng công nghệ; Tuyển dụng theo năng lực và thái độ của ứng viên, không tạo ra rào cản không cần thiết về bằng cấp, cơ sở đào tạo, hình thức đào tạo; Chủ động tham gia đào tạo qua xây dựng chương trình; Sẵn sàng tiếp nhận học viên tới tham quan thực tập, tìm hiểu môi trường làm việc; Kiên trì truyền thông, giải thích những tinh thần và nội dung của của bản cam kết đến mọi thành phần xã hội. |
Đào tạo nhân lực số: Cần sự chung tay của doanh nghiệp
Với chủ đề "Đào tạo nhân lực số: Giải pháp đào tạo cá thể hoá FUNiX Way" anh Hoàng Việt Thắng - Giám đốc Khối doanh nghiệp & chị Lê Minh Đức - Giám đốc điều hành của FUNiX đã mang tới những kinh nghiệm thấm thía về đào tạo phi truyền thống khá thành công ở FUNiX.
- Meta Ecom 'bắt tay' FUNiX phát triển nhân sự ngành thương mại điện tử
- FUNiX hợp tác VVN AI tìm kiếm nhân sự tiềm năng lĩnh vực AI
- Vconnex hợp tác FUNiX phát triển nguồn nhân lực
- Hybrid Technologies hợp tác đào tạo tuyển dụng cùng FUNiX
- GSOT hợp tác với FUNiX tìm nguồn nhân sự chất lượng
Cùng với đó là thông điệp cần sự chung tay của toàn thể các doanh nghiệp CNTT, các đơn vị đào tạo phi truyền thống nhằm góp phần truyền thông mạnh mẽ cho đào tạo nhân lực số, huy động lực lượng học và làm việc cho ngành.
Thời của đào tạo phi truyền thống
Mở đầu bài trình bày tại Hội thảo “Đào tạo nhân lực cho Cách mạng 4.0”, anh Hoàng Việt Thắng tổng kết các ý kiến của những diễn giả đi trước, trong đó nêu lên một vấn đề chung đó là những lợi thế nổi bật của Việt Nam trong thời đại 4.0: Đây là cơ hội lớn để xóa đi khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới; là cơ hội để chúng ta tham gia cuộc chơi toàn cầu – với những công nghệ mới nổi như Blockchain; hay là thời điểm để cạnh tranh với những đối thủ nặng ký, thậm chí có thể biến Việt Nam thành một trung tâm công nghệ trong một số lĩnh vực đặc biệt của thế giới… Nhưng để làm được, thì cần sự chung tay để giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực.
Theo anh Hoàng Việt Thắng, nếu chỉ dựa vào các trường truyền thống, thì số lượng nhân sự là chưa đủ đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp IT rất lớn hiện nay.
“Thời điểm hiện tại cũng là cơ hội để các đơn vị đào tạo phi truyền thống tham gia đào tạo nhân lực IT” – anh Thắng khẳng định.
FUNiX và những hành trình IT đa dạng của giới trẻ
Chia sẻ FUNiX là một trong các đại diện mô hình đào tạo phi truyền thống với một số kết quả ban đầu tương đối thành công với đầu vào khá đa dạng, bài phát biểu của anh Thắng và chị Đức đã giới thiệu các câu chuyện thực tế của sinh viên: Nhóm những sinh viên chưa từng học CNTT như Lê Đình Văn, Mai Quốc Thành… từ công nhân, kỹ sư dầu khí chuyển nghề thành công sang lập trình viên; nhóm các bạn trẻ ngành học non-IT chuyển nghề nhờ học trực tuyến; hay nhóm các học sinh THPT trưởng thành sớm nhờ học sớm chương trình FUNiX như Nguyễn Vũ Khánh Linh, Nguyễn Đình Anh…
Vậy, FUNiX đã làm gì để đạt được những thành công bước đầu đó?
Hai diễn giả của FUNiX đi từ chia sẻ về hệ thống LMS – hệ thống học tập được chuẩn bị sẵn cho học viên; Hệ thống tổng đài HF để học viên có thể hỏi đáp và được cam kết trả lời ngay lập tức cho mỗi câu hỏi vào khung giờ 8-11h tối, khuyến khích kết nối với mentor bất cứ lúc nào; bộ phận Hannah với mục tiêu giúp học viên duy trì động lực học.
“Ở FUNiX có một “đặc sản” là hệ thống chăm sóc học viên – các Hannah. Hannah chăm sóc học viên từ khi nhập học, đến khi các bạn đạt được mục tiêu học tập. Hannah tìm hiểu, đồng hành khích lệ học viên bám đuổi mục tiêu và khơi lại động lực để học. Ngoài chuyên môn, học viên còn có nhiều hoạt động để có thêm niềm vui và rèn luyện kĩ năng bổ ích, kết bạn như xTalk, xDebate, Ai là triệu phú xCoin… tổ chức sôi động mỗi tuần” – chị Lê Minh Dức chia sẻ.
Từ những hoạt động thực tế của FUNiX, chị Đức gửi gắm kỳ vọng tiếp tục nhận được sự đồng hành, phối hợp của các doanh nghiệp CNTT trong các hoạt động cụ thể như: Cung cấp lực lượng mentor, tham gia xây dựng hệ thống bài giảng phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp… Đây là những nền tảng để FUNiX tiếp tục cho ra đời các lứa nhân sự phù hợp nhất với doanh nghiệp, đảm bảo nguồn nhân lực cả về lượng và chất cho các doanh nghiệp.
Bài toán truyền thông và cơ hội đào tạo nhân lực số
Bên cạnh bài toán đào tạo, thì chị Lê Minh Đức cũng chia sẻ về bài toán truyền thông, điều mà FUNiX mong muốn được các doanh nghiệp đồng hành. Trong lộ trình phát triển của mình, FUNiX đã tìm hướng để tiếp cận và truyền đi thông điệp bất cứ ai cũng có thể học và làm CNTT. Những đối tượng mà FUNiX tiếp cận có khi là người chưa từng biết gì về công nghệ, hoặc ở một lĩnh vực ngoài CNTT. Và rất nhiều người đã không giấu được sự ngạc nhiên với cơ hội lớn từ ngành IT đến vậy.
“Có lẽ chúng ta cần làm nhiều hơn nữa để mọi người có thể hiểu được, ai cũng có thể học được, ai cũng có thể làm được, từ đó huy động được một lực lượng lớn nhân sự cho ngành IT. Mong rằng tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị đào tạo phi truyền thống như FUNiX có thể hợp tác và chung tay để sớm có nhiều thành công hơn nữa” – chị Lê Minh Đức nhắn nhủ.
Theo dõi bài phát biểu của đại diện FUNiX tại đây:
Quỳnh Anh (ghi)
- Những thông điệp nổi bật tại Hội thảo giáo dục FUNiX
- CEO NCC PLUS: 4 bước đào tạo nhân lực IT giúp “ai cũng làm được việc”
- Cách mạng 4.0: Dùng chuyển đổi số để cạnh tranh toàn cầu
Bình luận (0
)