Đào tạo phi truyền thống: Điểm tựa vững chắc cho nhân lực IT | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Đào tạo phi truyền thống: Điểm tựa vững chắc cho nhân lực IT

Tin tức 01/09/2021

(Tạp chí Tự động hóa Ngày nay) Chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở đào tạo chính thức về lĩnh vực CNTT đang được điều chỉnh tăng từ năm 2020. Nhưng dự báo của Bộ TT và TT, đến năm 2025, Việt Nam vẫn thiếu khoảng 800.000 nhân sự IT. Nếu chỉ trông chờ vào nguồn nhân lực từ các cơ sở đào tạo truyền thống là điều không thể.

Ảnh: Tại hội thảo diễn ra ngày 19/8, 100 doanh nghiệp, cơ sở đào tạo về CNTT đã ký cam kết tham gia đào tạo nhân lực CNTT. 

Nguồn lực cách xa nhu cầu tuyển dụng

Ngày 19/8, Tổ chức Giáo dục trực tuyến FUNiX đã tổ chức Hội thảo trực tuyến về chủ đề “Đào tạo nhân lực cho cách mạng 4.0”.

Tại đây, ông Nguyễn Thành Nam – Người sáng lập Tổ chức Giáo dục trực tuyến FUNiX kể câu chuyện vui mà có thực rằng, năm 1998 khi ông đặt chân đến Ấn Độ, trên các bức tường của nhà dân người ta dán đầy những tờ rơi quảng cáo tuyển dụng nhân sự cho ngành IT, biến thành ngành toàn dân. Trong khi đó, ở Việt Nam toàn dán quảng cáo dịch vụ khoan cắt bê tông,… Ở thời điểm đó nhân sự IT ở Việt Nam đến cả số lượng còn hiếm nói gì đến chất lượng.

Từ đó đến nay, hơn 20 năm, theo báo cáo khảo sát của TopDev cho thấy những năm gần đây, nhu cầu tuyển dụng nhân sự IT tại Việt Nam tăng khoảng 35%/năm, trong khi đó, nguồn nhân lực được các cơ sở đào tạo cung cấp ra thị trường chỉ tăng khoảng 12%/năm.

Năm 2020, Bộ GD và ĐT cũng đã cho phép các trường đào tạo ưu tiên tăng chỉ tiêu tuyển sinh, xây dựng đề án áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực CNTT trình độ đại học, sinh viên đang học ngành khác có thể chuyển sang học ngành thuộc lĩnh vực này.

Tuy nhiên, thống kê vào năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy vào năm 2025, Việt Nam vẫn còn thiếu hụt nhân lực cho ngành, với hơn 800.000 nhân sự IT.

Đồng thời trong nhiều diễn đàn, hội thảo thời gian qua, các lãnh đạo doanh nghiệp vẫn còn một mối quan tâm chung là nhân sự IT tại Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa giữa số lượng và chất lượng, vẫn còn sự cạnh tranh không bền vững trong vấn đề nhân sự IT.

Ông Nguyễn Thành Nam cho biết, các công việc trong ngành đã tăng trưởng tới 47%, nhưng các đơn vị đào tạo chính thống về CNTT chỉ cung cấp được khoảng 40% nhu cầu thực tế. Do đó, các doanh nghiệp đang phải tự xoay xở để có đủ người làm.

Tuy đã có bước phát triển vượt bậc về CNTT so với 20 năm trước, nhưng trước kỷ nguyên số, so với các nước phát triển mạnh về CNTT thì Việt Nam vẫn giống như miền viễn Tây của nước Mỹ vào những năm thế kỷ 19. Vẫn còn “hoang dã”, cần một lực lượng anh tài đủ trí – dũng để “cầm súng” khai phá tiềm năng.

Nhất là, khi Việt Nam đã coi khoa học công nghệ nói chung, Công nghệ thông tin nói riêng là động lực của phát triển nền kinh tế, động lực của phát triển doanh nghiệp. Nhân lực CNTT luôn là cơ hội, là cơn khát của thị trường lao động “miền viễn Tây” này.

Phát huy đào tạo phi truyền thống

Khi các doanh nghiệp phải tự xoay xở để có đủ nhân lực làm việc thì hoạt động đào tạo phi truyền thống đang phát huy tác dụng. Đó là việc tự học, tự bảo nhau – người trước dẫn dắt người sau, đào tạo trực tuyến,….

Ông Nguyễn Thành Nam cho rằng, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, các đơn vị đào tạo phi truyền thống là hướng đi đúng đắn giúp lấp đầy khoảng trống to lớn về nhân sự và cũng là khoảng trống của những cơ hội trong ngành IT mà Việt Nam đã bỏ lỡ suốt nhiều năm qua.

Tại phiên thảo luận “Ai cũng có thể là chiến sĩ”, đại diện các đơn vị đã chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn trong đào tạo ngành CNTT. Thực tiễn cho thấy đây là hoạt động hoàn toàn khả thi, có hiệu quả, miễn người học có quyết tâm. Điều này cũng phù hợp khi CNTT là ngành mà muốn thành công phải nêu cao tinh thần tự học rất cao.

Ông Nguyễn Trần Nhàn, Giám đốc Công ty Cổ phần NCCPLUS Việt Nam chứng minh rằng các thực tập sinh ở mọi trình độ có thể gia nhập đội ngũ lập trình viên, không yêu cầu bằng cấp cao siêu mà chỉ cần thái độ tốt, đam mê trong công việc.

Ngày nay học liệu và môi trường học CNTT rất phổ biến, phong phú phù hợp với nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng, nhiều khung thời gian khác nhau. Đây là thuận lợi rất lớn để thực hiện đào tạo phi truyền thống.

Steam For Vietnam là một ví dụ. Anh Trần Việt Hùng, nhà sáng lập mạng lưới này nhấn mạnh ý nghĩa của việc đào tạo CNTT từ lứa tuổi học sinh để xây dựng nhân sự vững chắc cho tương lai. Trong vòng 3 năm, STEAM for Vietnam đã triển khai những lớp học 5.000 học sinh trên khắp mọi miền vào mỗi buổi. Mạng lưới quy tụ được các chuyên gia công nghệ hàng đầu tâm huyết với mục tiêu đã thiết kế ra được nền tảng công nghệ tương tác tốt với các lứa tuổi, xây dựng học liệu hấp dẫn khiến học sinh không nhàm chán.

Video giới thiệu khóa học nghiên cứu chế tạo robot của Steam For Vietnam hấp dẫn học sinh nhỏ tuổi. 

Nhấn mạnh về ưu điểm của phương pháp đào tạo phi truyền thống, anh Trần Việt Hùng cho biết, người giỏi CNTT ít làm giáo viên. Cách quy tụ giáo viên giỏi dạy được nhiều người là phi truyền thống, phải ứng dụng công nghệ để cá nhân hóa lan tỏa, truyền đạt đến cho nhiều người.

“Học sinh Việt Nam đang rất đam mê với cách dạy học của Steam For Vietnam vì ở đây dùng công nghệ Hollywod sản xuất học liệu khiến người học không bị nhàm chán, bắt mắt. Mỗi khóa học được thiết kế như một show truyền hình, mỗi bài học như một tập phim, hình ảnh rõ nét, sinh động”. Chia sẻ của anh Trần Việt Hùng.

Với giải pháp đào tạo cá thể hóa theo FUNiX Way, ông Hoàng Việt Thắng, đại diện Tổ chức Giáo dục Trực tuyến FUNiX chia sẻ về hành trình phổ cập CNTT từ chính thực tế hơn 10.000 sinh viên tại đây. Từ những người ngoài ngành như kỹ sư dầu khí, nhân viên ngân hàng đến những người chưa từng học CNTT như công nhân, lái xe,… đã chuyển nghề thành công với lập trình; hay hành trình học IT sớm của các bạn học sinh phổ thông. Phương thức học FUNiX Way (giáo trình MOOC, đội ngũ mentor đồng hành và hannah hỗ trợ) đang giúp hành trình học IT trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn, từng bước đáp ứng số lượng và chất lượng nhân lực cho doanh nghiệp. “Chúng tôi mong phối hợp chung tay cùng các doanh nghiệp để truyền thông mạnh mẽ hơn nữa, lan tỏa thông điệp ai cũng có thể học được, ai cũng có thể làm được CNTT. Từ đó huy động được một lực lượng lớn nhân sự cho ngành IT” – bà Lê Minh Đức, Giám đốc Điều hành FUNiX chia sẻ.

Cùng thống nhất, cùng quyết tâm triển khai hình thức đào tạo phi truyền thống nhân sự cho ngành CNTT, trong khuôn khổ hội thảo do FUNiX tổ chức, sáng 19/8, 100 doanh nghiệp, cơ sở đào tạo đã đặt bút ký kết trực tuyến cam kết tham gia đào tạo nhân lực cho ngành.

Nói như anh Huy Nguyễn – Giám đốc công nghệ KardiaChain: “Đã là miền Tây thì ai cũng phải biết cầm súng”. Do đó, sự quyết tâm này của các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo là minh chứng chung tay đào tạo nhân sự CNTT đáp ứng nhu cầu thực tiễn, giúp Việt Nam đón đầu các cơ hội trong ngành.

Trần Hằng (Tạp chí Tự động hóa Ngày nay)

Xem lại livestream sự kiện tạihttps://www.facebook.com/funix.fpt/videos/297906902109442 

Tìm hiểu thêm về sự kiện qua các kênh truyền thông khác: 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại