Sinh viên FUNiX mở mang tầm hiểu biết, tăng vốn kiến thức sau Hackathon Google Devfest 2018 | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Sinh viên FUNiX mở mang tầm hiểu biết, tăng vốn kiến thức sau Hackathon Google Devfest 2018

Tin tức 03/12/2018

Một tháng lên ý tưởng, một tuần chuẩn bị thiết bị và chỉ có 48 tiếng liên tục để hoàn thiện, ứng dụng “Smart City Monitoring – Giám sát chất lượng nồng độ bụi trong Thành phố” của sinh viên FUNiX đã gây ấn tượng mạnh tại Chung kết Hackathon Google Devfest 2018. Mục đích của ứng dụng là lấy được dữ liệu và hiển thị chỉ số của nồng độ bụi, đưa ra giải pháp xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát và công khai nồng độ bụi từng khu vực để có giải pháp xử lý kịp thời.

Ngày 2/12, tại Đà Nẵng, sản phẩm do ba sinh viên Nguyễn Quốc Trung, Võ Tiến Công và Phạm Khánh Huy (TP.HCM) cùng mentor Đoàn Thế Vinh thực hiệnđã vượt qua các đội mạnh, xuất sắc giành giải Cộng đồng tại Chung kết Hackathon Google Devfest 2018. “Tuy kết quả không được như mong đợi như mục tiêu cả đội đặt ra sẽ giành giải cao nhất, nhưng có lẽ, không có thành viên nào cảm thấy buồn bã hay tiếc nuối vì giải thưởng đã không còn quan trọng so với những gì các thành viên học được, nhận được. Đối với giải thưởng Cộng đồng, team rất thoả mãn vì cơ bản ý tưởng của nhóm là vì cộng đồng, phục vụ cho cộng đồng nên được giải này quá hợp lí”, xTer Nguyễn Quốc Trung giãi bày.

Chia sẻ về lí do cả đội chọn ý tưởng “Theo dõi và giám sát nồng độ bụi trong thành phố”, Trung cho biết, cả ba thành viên trong team đến từ TP.HCM – là thành phố đông dân, nên không tránh khỏi việc ô nhiễm khói bụi. Sản phẩm “Smart City Monitoring” với mục đích cung cấp cho người dân số liệu về nồng độ ô nhiễm bụi nếu ở mức nguy hiểm sẽ gửi cảnh báo, nắm được mức ô nhiễm ở môi trường đang sống, để họ tự bảo vệ sức khoẻ cũng như nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, cung cấp dữ liệu cho các nhà chức trách, ban quản lí môi trường nắm số liệu cụ thể, từ đó biết rõ hơn về tình trạng ở các khu vực bị ô nhiễm nặng và đông dân cư để ưu tiên giải quyết.

Đội thi FUNiX nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ Giáo sư DrAnand Nayyar người Ấn Độ – Giảng viên Đại học Duy Tân, là 1 người rất giỏi trong lĩnh vực cảm biến nói riêng, Internet of things (IOT) nói chung.

Sản phẩm sau khi hoàn thành đã được áp dụng vào thực tế, đo được chính xác chỉ số của môi trường như độ ẩm, nhiệt độ và nồng độ bụi. Ứng dụng “Smart City Monitoring” đã được trưng bày ở sảnh và giới thiệu tới mọi người tham dự ngày Demoday, mọi người đều tỏ ra thích thú và ủng hộ nhiệt tình.

xTer Trung – chịu trách nhiệm thiết lập app di động – bày tỏ: “Trong quá trình thi, điều thuận lợi với chúng mình có lẽ là sự tận tâm, nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ của các mentor Đoàn Thế Vinh, Hannah Bùi Hải Lý và các bạn tình nguyện viên. Ngoài ra, toàn đội rất cảm kích và biết ơn tới sự giúp đỡ tận tâm của Giáo sư DrAnand Nayyar người Ấn Độ – Giảng viên Đại học Duy Tân, là 1 người rất giỏi trong lĩnh vực cảm biến nói riêng, Internet of things (IOT) nói chung. Đặc biệt thầy còn là người rất gần gũi, tận tình và hài hước”.

“Ngày đầu tiên của cuộc thi, Giáo sư Nayyar đã cùng tham gia vào quá trình thực hiện sản phẩm với cả nhóm. Khi thiếu linh kiện điện tử cho sản phẩm, Giáo sư đưa nhóm tới phòng Lab riêng của mình để lấy bất cứ thứ gì cần thiết và cung cấp nhiều tài liệu liên quan, đặc biệt là quyển sách Arduino handbook của chính Giáo sư viết”- Trung cho biết.

“Có thể nói, nhóm mình được Giáo sư Nayyar quan tâm và đồng hành nhiều nhất trong suốt cuộc thi. Thậm chí, Giáo sư cùng thức khuya tới tận sáng ngồi làm việc cùng nhóm, nhưng có lẽ ấn tượng nhất đối với các thành viên đó là sự gần gũi của Giáo sư, cảm giác thầy như là 1 người bạn. Vào những lúc giải lao, Giáo sư Nayyar chia sẻ về cuộc sống của mình ở Ấn Độ, những thành tích, bài báo khoa học mà Giáo sư đã đạt được, trong đó có những ấn phẩm được xuất bản trên ACM danh giá”.

“Có lẽ lúc này, cảm xúc của tất cả thành viên không phải là sung sướng vì đạt giải, được lọt vào top 4 đội thi xuất sắc nhất. Mà là sự vui sướng khi được mở mang tầm hiểu biết, tăng vốn kiến thức, cũng như mối quan hệ tốt sau khi tham gia. Xuyên suốt thời gian lập trình, các nhóm được bổ trợ các kiến thức công nghệ qua các workshops về Firebase, Fluter… kinh nghiệm và kỹ năng qua các phiên huấn luyện”. Tâm sự thêm, Quốc Trung cũng cho biết, “Qua cuộc thi, mình nhận ra được điểm yếu của bản thân, để từ đó cải thiện. Trong tương lai, nếu có các cuộc thi tương tự, thì chắc chắn cả đội sẽ tiếp tục tham gia, vì đó là cơ hội được học hỏi và giao lưu. Đồng thời, đóng góp ý tưởng cũng như truyền tải những thông điệp nhân văn từ ý tưởng tới mọi người”.

Giáo sư DrAnand Nayyar cùng thức khuya tới tận sáng ngồi làm việc cùng nhóm FUNiX

Dự án của các đội thi đưa ra rất đa dạng và thiết thực như giải pháp đỗ xe thông minh; tạo cuộc bầu cử; ứng dụng đặt lịch và lấy số thứ tự tại các khu vực hành chính công; ứng dụng quản lý đèn đường, đèn giao thông và camera giám sát; ứng dụng cảnh báo sóng thần và thời tiết xấu cho ngư dân; phòng trọ chia sẻ; chatbot…

Các thành viên đã cùng ăn, cùng ngủ, cùng code, nỗ lực để hoàn thành sản phẩm chỉ trong một thời gian ngắn, thậm chí có đội vừa học ngôn ngữ lập trình mới vừa áp dụng ngay vào sản phẩm để đảm bảo sự tối ưu. GDG DevFest thực sự là một festival của sinh viên CNTT, các lập trình viên. Mọi người có thể cùng nhau rèn luyện tư duy làm việc nhóm, tư duy sản phẩm, kỹ năng xử lý vấn đề và quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, kết nối và học hỏi từ những người có kinh nghiệm.

Thanh Nga

Bên cạnh giải thưởng Cộng đồng thuộc về đội FUNiX, Ban tổ chức còn trao giải 
Toàn diện cho nhóm WiiNav; nhóm Phân tích phản hồi giành giải Tiềm năng; giải
 Tài năng trẻ thuộc về đội RFID Visitor Guide. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 
giải Dự án Ươm tạo của Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng DNES cho nhóm Danang Smart
 Parking, và dự án được yêu thích nhất thuộc về Smart Traffic Light...
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại