Giáo dục trực tuyến: Điểm mới cần đẩy mạnh khai thác trong thị trường giáo dục

Giáo dục trực tuyến: Điểm mới cần đẩy mạnh khai thác trong thị trường giáo dục

Tin tức 20/09/2017

Trong ba năm trở lại đây, giáo dục trực tuyến đã không còn là khái niệm xa lạ đối với người dân Việt Nam. Thị trường giáo dục trực tuyến ở Việt Nam cũng được đánh giá là giàu tiềm năng và sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Lớp học online

Thị trường tiềm năng

Các số liệu thống kê cho thấy trên thế giới hiện có khoảng 8{0997bcf0551c8628211e1e8ed321fafc626f155ce66b2440606aeab5797e0145} số doanh nghiệp ứng dụng giải pháp học tập trực tuyến, và dự báo trong hai năm tới tỷ lệ này sẽ là 28{0997bcf0551c8628211e1e8ed321fafc626f155ce66b2440606aeab5797e0145}. Thị trường đào tạo trực tuyến thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng 17{0997bcf0551c8628211e1e8ed321fafc626f155ce66b2440606aeab5797e0145} trong năm 2017 này.

Trong bảng xếp hạng của Ambient Insight về 10 thị trường giáo dục trực tuyến có tốc độ tăng trưởng cao nhất toàn cầu giai đoạn 2013-2018, những gương mặt nổi bật đều đến từ Đông Nam Á – thị trường mới nổi về thương mại điện tử. Những gương mặt nổi bật được kể đến là Myanmar (tốc độ tăng trưởng cao nhất, hơn 50{0997bcf0551c8628211e1e8ed321fafc626f155ce66b2440606aeab5797e0145}), Thái Lan (43{0997bcf0551c8628211e1e8ed321fafc626f155ce66b2440606aeab5797e0145}), Malaysia (42{0997bcf0551c8628211e1e8ed321fafc626f155ce66b2440606aeab5797e0145}), Việt Nam (41{0997bcf0551c8628211e1e8ed321fafc626f155ce66b2440606aeab5797e0145}), Ethiopia (38{0997bcf0551c8628211e1e8ed321fafc626f155ce66b2440606aeab5797e0145}), Slovakia (37{0997bcf0551c8628211e1e8ed321fafc626f155ce66b2440606aeab5797e0145}), Nepal (36{0997bcf0551c8628211e1e8ed321fafc626f155ce66b2440606aeab5797e0145}), Mozambique (33{0997bcf0551c8628211e1e8ed321fafc626f155ce66b2440606aeab5797e0145}), Indonesia (32{0997bcf0551c8628211e1e8ed321fafc626f155ce66b2440606aeab5797e0145}) và Pakistan (31{0997bcf0551c8628211e1e8ed321fafc626f155ce66b2440606aeab5797e0145}).

Một số doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến hoạt động đào tạo trực tuyến trong nội bộ do phương thức này giúp tiết kiệm chi phí so với việc mở các khóa đào tạo truyền thống. Nhiều doanh nghiệp chỉ cần chi khoảng 20 triệu đồng một năm cho việc mua trọn gói một khóa đào tạo trực tuyến cho toàn bộ nhân viên của mình.

Lấy ví dụ thực tế,  Tổ chức giáo dục FUNiX, thuộc khối giáo dục của tập đoàn FPT, sau hơn hai năm đi vào hoạt động đã đạt được những thành tự đáng kể với 1487 sinh viên, đội ngũ hơn 1000 chuyên gia hỗ trợ và 347 Chứng chỉ đã được cấp. T.S Nguyễn Thành Nam – nhà sáng lập FUNiX cho rằng tiềm năng của việc đào tạo trực tuyến ở Việt Nam là rất lớn. Tại các vùng sâu vùng xa, chất lượng đào tạo còn hạn chế và phương thức đào tạo trực tuyến sẽ góp phần giải quyết bài toán khó này.  Cơ hội cho nghề đào tạo trực tuyến đang mở ra và các lớp học trực tuyến liên tục được tổ chức.

Dự báo trong vòng 10 năm nữa, 50{0997bcf0551c8628211e1e8ed321fafc626f155ce66b2440606aeab5797e0145} số sinh viên ở Việt Nam sẽ theo học một vài khóa học trực tuyến trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường.

Nhu cầu người học đa dạng

Học trực tuyến

Thanh Tuấn, 24 tuổi, sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính-ngân hàng đã được nhận vào làm việc tại một ngân hàng ở Hà Nội. Tuấn muốn học thêm chuyên ngành công nghệ thông tin và đã chọn FUNiX. Việc theo học các khóa đào tạo trên mạng phù hợp với thời gian biểu của một giao dịch viên ngân hàng như Tuấn, và anh tự tin sau khi có thêm một tấm bằng đại học thứ hai, triển vọng thăng tiến trong nghề nghiệp sẽ mở ra, đặc biệt trong bối cảnh số hóa ngành ngân hàng hiện nay. Với đồng lương hiện tại, Tuấn có thể tự lực trang trải học phí tại FUNiX, không cần đến sự hỗ trợ từ gia đình.

Nhằm tăng tính thu hút của phương thức giảng dạy và học tập trên nền tảng Internet, FUNiX đã tận dụng các lợi thế của mạng xã hội, cho phép người học tương tác, hỗ trợ lẫn nhau thông qua nhiều công cụ có sẵn. Nhờ đó, khả năng giao tiếp trực tuyến cũng được khai thác triệt để. Người học được học không những từ giáo viên mà còn từ chính cộng đồng. Bên cạnh đó, FUNiX còn tổ chức cho sinh viên các buổi offline xDay vào chủ nhật đầu tiên của mỗi tháng để tạo không gian giao lưu, gặp gỡ và học hỏi.

Khác với Thanh Tuấn, Ngọc Ánh đang làm việc tại văn phòng của một tổ chức phi chính phủ ở Hà Nội, có thu nhập khá cao, vào khoảng 30 triệu đồng mỗi tháng. Chuẩn bị lập gia đình và đi định cư ở nước ngoài, Ngọc Ánh đã đăng ký học một khóa dạy nấu ăn qua mạng như một bước đệm chuẩn bị cho cuộc sống tương lai ở nơi chốn mới.

Chị Quỳnh, nhân viên hành chính của một công ty xây dựng tư nhân ở Hà Nội, cho biết chị đang muốn chuyển sang làm việc tại một công ty nước ngoài nên cần phải thi các chứng chỉ tiếng Anh. Sau một ngày làm việc, buổi tối lại đi đến trung tâm ngoại ngữ để ôn luyện chị cảm thấy rất mệt mỏi và không còn thời gian cho việc chăm sóc con cái. Nhờ vào sự tư vấn của bạn bè, chị Quỳnh tìm đến Livemocha.vn, một trang web dạy tiếng Anh trực tuyến. Chị Quỳnh đã chọn được một chương trình phù hợp để có thể vừa học bài ngoại ngữ của mình vừa giám sát các con học bài vào mỗi tối.

Với chị Huyền, sống tại Thụy Khuê, Hà Nội, việc tìm đến với giáo dục trực tuyến cách đây hai năm là nhằm giúp cậu con trai ôn thi vào cấp ba. Hai vợ chồng chị bận rộn không thể đưa đón con đi học thêm, lại không yên tâm với việc con tự đi xe đạp đến nơi ôn thi mỗi tối nên chị Huyền cho con ôn thi qua mạng. Tháng 7 vừa qua, con trai chị có kết quả thi tốt và đã được nhận vào một trường công lập như nguyện vọng. Nay chị Huyền đang lựa chọn các khóa học trực tuyến về Công nghệ thông tin cho con trai mình vì cháu rất thích và có năng khiếu. Qua tìm hiểu chị biết đến FUNiX và gia đình đang cũng nhau tìm hiểu các thông tin về khóa học này.

Thị trường tiềm năng, nhu cầu người học đa dạng nhưng cũng không ít rào cản

Thị trường giáo dục trực tuyến của Việt Nam còn nhiều tiềm năng nhưng các chuyên gia trong ngành cho biết để thu lợi nhuận từ thị trường này người đầu tư kinh doanh cũng gặp không ít rào cản.

Hiện nay việc học trực tuyến còn gặp nhiều điểm hạn chế do phần lớn phụ huynh vẫn có tâm lý phải có lớp thật thầy thật. Thêm nữa người Việt cũng có thói quen chỉ muốn sử dụng miễn phí các phần mềm ứng dụng nên hoạt động giảng dạy trực tuyến cũng khó phát triển.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, văn hóa sẵn sàng trả tiền cho các khóa đào tạo trực tuyến đã phổ biến còn ở Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn. Đây là sự thách thức lớn đối với cộng đồng học tập trực tuyến trong nước.

Thực tế tại Việt Nam đang có vài trăm đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến song không nhiều trong số đó có chất lượng tốt và tạo được uy tín. Do đó, các đơn vị cần chú ý khi đã đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực này cần phải làm một cách bài bản để tạo uy tín, tránh tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”.

Về phần mình người học cần tìm hiểu kỹ các chương trình đào tạo trực tuyến định theo học để tránh mất tiền, mất thời gian. Bởi trên môi trường trực tuyến cũng như môi trường thực, không phải nhà cung cấp dịch vụ đào tạo nào cũng có sự đầu tư nghiêm túc và có uy tín.

Tài liệu nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

Tham khảo thêm tại: Blog Công Dân Số

 

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại