Ý tưởng từ đâu mà ra?
- 4 vấn đề khi sử dụng các phương tiện truyền thông tổng hợp
- Nội dung ChatGPT có thể bị bắt lỗi đạo văn không?
- Học gì ở môn “Ethics – Đạo đức nghề trong CNTT”?
- Công phá "giả định nhận thức" để sáng tạo
- Ý tưởng từ...xDay mà ra!
Có lúc nào bạn cảm thấy bế tắc và tự hỏi tại sao người khác nghĩ ra được những ý tưởng độc đáo, sáng tạo còn bạn thì không? Có bao giờ bạn tự hỏi những ý tưởng đó từ đâu mà ra? Hay đã bao giờ bạn nhen nhóm ý nghĩ rằng sáng tạo cũng cần có nguyên tắc? Tất cả sẽ sáng tỏ trong xDay 28 do Đại học trực tuyến FUNiX tổ chức tại TP HCM.
Theo đó, xDay 28 sẽ là chuyến vi hành của “Ban giám hiệu FUNiX” từ Thủ đô vào thành phố mang tên Bác với mong muốn gặp gỡ, trò chuyện và trao đổi với tất cả xTer đang sinh sống tại đây. Tới xDay lần này với chủ đề “Ý tưởng từ đâu ra?”, các bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ hai nhân vật “khét tiếng” của FUNiX về cả chuyên môn và sự hóm hỉnh, không ai khác chính là “hiệu trưởng bá đạo” Nguyễn Thành Nam và “quái nhân” FPT Phan Phương Đạt với nhiều ý tưởng độc đáo biến đồ cũ/đồ bỏ đi thành đồ mới/đồ dùng được.
Không phải tự nhiên mà FUNiX mang đến chủ đề về ý tưởng sáng tạo để “xTalk” với những kỹ sư CNTT tương lai tại xDay 28. “Sáng tạo thật sự cần thiết trong thời đại ngày nay, đặc biệt với ngành CNTT”, diễn giả chia sẻ. Điển hình có thể kể đến những ông lớn như Facebook, Grab, Uber, …đã lần lượt ra đời và thu về lợi nhuận “khủng” nhờ có những sáng tạo trong công nghệ. Là một người có nhiều ý tưởng “độc” và cũng đã thử nghiệm trong ngành CNTT mà kết quả là “FUNiX”, anh Phan Phương Đạt – Giám đốc đào tạo của FUNiX sẽ mang đến cho các bạn cái nhìn hoàn toàn mới mẻ, phá vỡ quy luật và định kiến về sự sáng tạo tại xDay 28 được tổ chức tại HCM vào ngày 8/4 tới.
“Ý tưởng sáng tạo từ đâu mà ra?”
Nhiều lần tái chế đồ cũ thành đồ mới, anh Đạt đã chỉ ra rằng “sáng tạo phải nằm trong một không gian cho trước, quen thuộc với những người tham gia sáng tạo. Không gian đó còn có thể hiểu là các ràng buộc và chính các ràng buộc này khuyến khích sáng tạo”. Ví dụ như lần làm giá sách hình cây từ gỗ tủ bỏ đi, ý tưởng của anh nảy ra khi nhìn bức tường trống “quen thuộc” ngay góc học tập của con gái, hay khi làm nhà từ những chiếc container không dùng nữa thì ý tưởng là tạo ra một không gian nghỉ dưỡng cho cả gia đình. Với anh Đạt, ý tưởng sáng tạo luôn gắn liền với những điều xung quanh, thật giản dị và quen thuộc.
Đã qua rồi cái thời người nghệ sĩ nhìn lá vàng rơi mà tức cảnh sinh tình. Khách thơ nếu chỉ biết thơ thì giờ chỉ có nước “cạp đất” mà ăn. Sáng tạo giờ đây được coi như một ngành công nghiệp. Và nếu đã là công nghiệp thì đều có nguyên tắc và quy luật chung của nó. Chính vì thế trong tiếng Anh có từ “systematic” – sáng tạo có hệ thống chứ không ngẫu nhiên.
Trái ngược với “think outside the box” – lối suy nghĩ truyền thống rằng các ý tưởng không có quy luật chung, khuyến khích mọi người nghĩ ra thật nhiều ý tưởng một cách ngẫu nhiên, và hy vọng trong số đó sẽ có những ý tưởng hay thì sáng tạo theo phương pháp luận SIT (Systematic Inventive Thinking – Tư duy sáng tạo hệ thống) hay có tên gọi khác là “Think inside the box – Suy nghĩ trong hộp” có một số nguyên tắc, sẽ được diễn giả chia sẻ rõ hơn tại xDay 28 do FUNiX tổ chức.
Sáng tạo chưa bao giờ là một chuyện dễ dàng
“Chúng ta không sáng tạo được là vì đã hình thành cho mình một số giả định ngầm trong quá trình lớn lên. Loại giả thiết mà ai cũng có là sự cố định nhận thức, bao gồm cố định tính năng và cố định cấu trúc. Công phá được những điểm này sẽ dẫn đến sáng tạo”, anh Đạt chia sẻ. Nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ ta không nhìn thấy nhận thức bị cố định để mà phá, ta chỉ thấy chúng khi chúng đã bị phá mà thôi. Do đó để có thể sáng tạo, ta cần có những công cụ mạnh giúp sức.
Vậy những công cụ mạnh đó là gì? Hãy tìm câu trả lời cho riêng mình tại xDay 28 HCM với “quái nhân” FPT Phan Phương Đạt – Giám đốc Đào tạo FUNiX vào ngày 8/4 tới bằng cách đăng ký ngay tại đây.
Thời gian: 9:00 -12:00 sáng Chủ Nhật, ngày 8/4/2018
Địa điểm: Phòng Mai An Tiêm, Saigon Innovation HUB, 273 Điện Biện Phủ, Q3, HCM
Đôi dòng về diễn giả:
Là một trong những “Cậu bé Vàng” của nền toán học Việt Nam với hai năm liên tiếp đoạt hai huy chương Olympic Toán quốc tế và được ba đời Thủ tướng tặng bằng khen, anh Phan Phương Đạt đã bảo vệ luận án Tiến sĩ khi còn rất trẻ. Hơn 20 năm làm việc tại FPT trên nhiều cương vị quan trọng như Giám đốc nhân sự FPT, Phó Tổng Giám đốc FPT Software, Hiệu phó Đại học FPT,…, TS. Phan Phương Đạt đã áp dụng kỹ năng, tư duy toán học vào việc giải đáp nhiều bài toán khó trong thực tiễn. Một lãnh đạo FPT thừa nhận: “Nếu không có anh Đạt, mục tiêu xuất khẩu phần mềm của FPT Software với hàng chục triệu USD khó thành hiện thực”. Hiện anh Đạt là Giám đốc Đào tạo của Đại học trực tuyến FUNiX, đồng thời phụ trách Câu lạc bộ Tài năng trẻ FPT (FPT Young Talents – FYT).
Huyền Trang
Bình luận (0
)