Màn tranh biện hấp dẫn tại xDebate số 26: Đàn ông phải là trụ cột gia đình
Với những quan điểm và lý lẽ hết sức thuyết phục, hai đội chơi đã mang đến những màn tranh biện hấp dẫn tại xDebate số 26.
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
- Review cách học của công ty cổ phần đào tạo trực tuyến unica
Table of Contents
Diễn ra vào 2oh tối thứ Năm ngày 10/3, trận tranh biện số 26 với chủ đề: Đàn ông phải là trụ cột gia đình đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các xTer và staff FUNiX.
Hai đội chơi được chia thành 2 phe ủng hộ và phản đối, họ lần lượt đưa ra các quan điểm, lý lẽ, dẫn chứng, cũng như đặt ra nhiều câu hỏi để phản biện lại ý kiến của đối thủ.
-
Đội ủng hộ-A gồm: A1 – Phan Hoàng Trung, A2 – Hà Mạnh Hữu, A3 – Nguyễn Bá Khánh Hoà.
-
Đội phản đối-N gồm: N1-Nguyễn Thị Ánh Tuyết, N2-Đinh Văn Khôi, N3-Phạm Quang Huy.
Quan điểm từ đội ủng hộ
Để thuyết phục “Đàn ông phải là trụ cột gia đình”, đội ủng hộ đã đưa ra 2 luận điểm chính như sau:
1. Đàn ông có đầy đủ bản năng và tố chất bẩm sinh để trở thành trụ cột gia đình. Theo nghiên cứu, nam giới có sức khoẻ cơ bắp và sức bền tốt hơn phụ nữ, từ đó người đàn ông có thể gánh vác những công việc nặng nhọc trong gia đình, bảo vệ gia đình trong những tình huống nguy hiểm của cuộc sống. Bên cạnh đó, khoa học chứng minh nam giới sử dụng tư duy logic – thiên về ý chí hơn là hành động theo cảm tính, do đó, người đàn ông có thể đưa ra những quyết định quan trọng trong gia đình dựa trên những phân tích hợp lý. Người đàn ông cũng không bị gián đoạn bởi giai đoạn mang thai, sinh con, từ đó đảm bảo nguồn thu nhập lâu dài, liên tục để lo cho gia đình.
2. Đàn ông là trụ cột của gia đình không hề làm mất đi bình đẳng giới, thậm chí còn giúp cho người phụ nữ có thêm thời gian, thoải mái về tinh thần để làm tốt vai trò của mình. Khi đàn ông làm trụ cột của gia đình, những công việc nặng nhọc sẽ được người đàn ông gánh vác, cả về mặt vật chất và tinh thần, nhờ đó người phụ nữ có thể thoải mái để đảm nhiệm thiên chức của người mẹ, người vợ. Hay nói cách khác, đàn ông là trụ cột gia đình vừa là điểm tựa, vừa giúp người vợ san sẻ sự vất vả.
Đội phản đối phản biện
Trong khi đội ủng hộ đưa ra quan điểm cho rằng “Đàn ông phải là trụ cột gia đình”, đội phản đối đã phản biện lại bằng 3 luận điểm chặt chẽ:
1. Trong nền kinh tế hiện nay, phụ nữ và đàn ông đều có thể kiếm tiền như nhau, thậm chí nhiều phụ nữ còn có khả năng tạo ra thu nhập lớn hơn đàn ông. Những người phụ nữ mạnh mẽ có đủ bản lĩnh, sức khoẻ, thu nhập để lo cho gia đình, không cần phải dựa dẫm vào ai.
– Tư tưởng “đàn ông phải là trụ cột gia đình” gây ra những gánh nặng tâm lý. Nhiều gia đình trở nên không hạnh phúc do vai trò của người phụ nữ lớn hơn đàn ông, người phụ nữ giỏi giang hơn khiến cho người đàn ông cảm thấy tự ti. Cũng có những gia đình, người đàn ông từ vai trò là trụ cột đã biến tướng thành gia trưởng, cho mình có quyền quyết định tất cả mọi công việc mà không cần lắng nghe ý kiến từ các thành viên trong nhà. Như vậy, tư tưởng này đã trở thành độc hại, một định kiến khiến cho cả phụ nữ và đàn ông đều không thực sự hạnh phúc.
– Hiện nay, đã có rất nhiều dịch vụ giúp đỡ cho người phụ nữ, giúp họ có thể làm chủ gia đình của mình. Những việc nặng nhọc trong gia đình như chuyển đồ, khuân vác đều có dịch vụ vận chuyển. Các việc liên quan đến điện, nước, máy móc cũng có đội ngũ công nhân có chuyên môn đảm nhiệm. Và nếu muốn, người phụ nữ cũng có thể tự học để xử lý trong các tình huống khẩn cấp.
Đội phản đối kết luận rằng: Ai cũng có thể trở thành trụ cột, đừng nên áp đặt quan điểm đó lên người đàn ông hay phụ nữ. Một nhà có thể có nhiều cột khác nhau.
Sau phần đưa ra quan điểm, hai đội chơi có những màn “sát phạt” nhau bằng những câu hỏi hóc búa, những phần bổ sung, mở rộng luận điểm đầy sức thuyết phục. Giám khảo Trần Anh Dũng – Cựu chủ nhiệm CLB Tranh biện ĐH FPT đã lắng nghe và đưa ra nhận xét khách quan cho 2 đội chơi, theo đó, cả 6 người chơi đều đã cống hiến tinh thần debate hăng say, hết mình. Tuy nhiên, đội ủng hộ có phần nhỉnh hơn về mặt lý lẽ, các màn hỏi – đáp cũng thể hiện sự chuẩn bị kỹ càng hơn, do đó đội ủng hộ giành chiến thắng chung cuộc. (Kết quả đã được tính trung bình cùng bình chọn của khán giả).
Minh Tiến
Bình luận (0
)