My FUNiX Story #37: Harry Potter và Bộ mã nguồn
My FUNiX Story #37 là một sự so sánh hết sức thú vị của xTer Hồ Nhật Minh về thế giới công nghệ và thế giới phép thuật kỳ diệu trong Harry Potter. Hãy cùng đọc nhé.
- My FUNiX Story #49: Ngẫu hứng tiếng lòng Hannah FUNiX
- My FUNiX Story #48: Tình yêu to bự
- My FUNiX Story #47: Chúc mừng sinh nhật lần thứ năm của FUNiX
- Công bố kết quả cuộc thi My FUNiX Story 2020
- My FUNiX Story #46: Nhật ký FUNiX - Hannah Nhã Quỳnh
Bài viết này với chủ đề có thể bị lạc, nhưng nội dung có thể sẽ không bị nhạt.
Quay về quá khứ:
• Những năm 90: việc nhìn thấy máy tính đã là thứ gì đó rất to lớn, chưa kể đến việc có thể sử dụng được hay không.
• Những năm 2000: trẻ em đã tiếp cận được máy tính, không ở nhà thì ở trường hoặc tiệm Net, không chơi học gõ văn bản thì cũng chơi game hoặc chat.
• Những năm 2010: sinh viên đã có laptop cá nhân, giảng viên Đại học thay thế máy chiếu transparency, hay Overhead Projector bằng Projector kết nối cổng VGA và dùng Powerpoint để trình chiếu.
• Năm 2020: việc đào tạo lập trình đã phổ cập đến sinh viên mọi độ tuổi, từ học sinh phổ thông cơ sở đến bậc cao niên ngoài thất tuần. Và giảng đường không còn là gói gọn trong phạm vi vật lý mà đã tồn tại trường học “trên mây”.
Thế giới lập trình, cùng với việc phát triển thần tốc của thiết bị máy tính, điện thoại thông minh và Internet đã dẫn len lỏi và ngày càng đồ sộ, đi tới mọi ngóc ngách của cuộc sống hơn. Bạn có nhận ra rằng, thời gian chúng ta sống trong thế giới số đã nhiều hơn ở thế giới thật?
Nếu nhìn nhận kỹ, ta có thể thấy thế giới phù thủy trong Harry Potter và thế giới công nghệ ngày nay có rất nhiều điểm chung, hoặc có thể nói thế giới công nghệ là một phiên bản thực tế của thế giới phù thủy đó, mà ở đây lập trình viên là những pháp sư, và những người “mù” công nghệ là những “muggle”.
Và ở cả hai thế giới, những “muggle” công nghệ đều là một cộng đồng dễ bị thao túng và tổn thương nhất.
“Muggle” công nghệ, họ trần trụi trước những hacker mũ đen – thế lực hắc ám có kiến thức về công nghệ nhưng lại phục vụ cho mục đích xấu. Họ khó khăn trong việc bảo vệ thông tin cá nhân của mình, họ quá ngây thơ với những dòng mật khẩu dễ đoán, họ không quan tâm đến tính năng “xác thực hai yếu tố”. Và trong thế giới này, những lập trình viên hoặc những người am hiểu cách vận hành của thế giới công nghệ, họ hoàn toàn có thể làm chủ luật chơi, kể cả trước khi các chính phủ của các quốc gia phải chạy theo viết luật để bảo vệ những thần dân “muggle” kia.
Ngược lại, những “phù thủy nhí” đã có thể giúp những bậc phụ huynh “muggle” của mình cài đặt máy tính, vận hành những tính năng hữu ích trên điện thoại thông minh. Chỉ cần biết một chút “phép thuật” hay kiến thức về công nghệ, những “phù thủy nhí” này đã giúp cho cuộc sống của những “Muggle” kia dễ dàng hơn rất nhiều.
Tôi đã chứng kiến những việc như vậy hằng ngày, nhưng không nhận thức rõ chuyện này khi tôi học chứng chỉ 1, môn “Công dân số” ở FUNiX. Chỉ khi nhận thấy chúng ta dễ tổn thương đến mức nào trước những hacker, những đường link độc hại, ta mới thấy việc trang bị kiến thức về an toàn công nghệ là một việc cần thiết không khác gì việc phải đội mũ bảo hiểm khi ra đường.
Thế giới phù thủy được xây dựng trên pháp thuật thì thế giới công nghệ được xây dựng trên những dòng code. Phù thủy phải học bùa chú và dùng đũa phép thì những lập trình viên phải học cú pháp và dùng máy tính. Thế giới phù thủy có thể lực hắc ám thì thế giới công nghệ có những tội phạm số, thế giới phù thủy có các thần sáng thì thế giới công nghệ có những hacker mũ trắng. Bạn có thể tìm mua những vật phẩm pháp thuật ở Hẻm Xéo thì Google và Apple đã xây dựng cả một chợ ứng dụng. Và những phù thủy dùng phép thuật để cuộc sống hằng ngày dễ chịu hơn, thì những lập trình viên cũng viết phần mềm để phục vụ cuộc sống. Hãy thử nghĩ xem ngày nay xung quanh bạn là bao nhiêu triệu dòng code bủa vây?
Nghe hơi có tính thương mại hóa khi tôi so sánh FUNiX như trường Hogwarts nhưng thật sự tôi nghĩ là vậy. Đây là một ngôi trường thuần công nghệ khi không sử dụng hệ thống giảng đường vật lý mà dùng nền tảng MOOC để đào tạo những học viên của mình, cũng như Hogwarts được xây dựng lên từ phép thuật. Trải nghiệm cá nhân của tôi là rất tuyệt với vì chỉ có hình thức này thì một nhân viên văn phòng toàn thời gian như tôi mới có thể tiếp cận được cách đào tạo theo hệ thống và bài bản.
Cái quan trọng trong việc đào tạo là kiến thức và những mối quan hệ trong ngành. Và tôi nghĩ đối với riêng tôi FUNiX đã đáp ứng tương đối đầy đủ.
Nhiều tháng trước, việc làm ra và publish một trang Web đối với tôi là một điều hoàn toàn ngoài khả năng và trí tưởng tượng, nhưng giờ nó đã khả thi hơn bao giờ hết và bản thân tôi cũng đang xây dựng trang web riêng cho mình (trên nền tảng WordPress tại www.vietcheatsheet.com) và web tĩnh cho cho công ty (thuần HTML, CSS và Javascript, dùng framework Bootstrap).
Ngoài ra, tôi cũng đã có những người bạn mới là xTer và Mentor từ FUNiX, chúng tôi vẫn giao lưu trao đổi thông qua nhóm FlyWithCodeX, và những thành viên trong nhóm đều giúp đỡ nhau rất nhiều.
Tôi không muốn quá đề cao thế giới công nghệ của chúng ta, nhưng ngày nay, việc biết được ít nhất một ngôn ngữ lập trình đang dần trở nên một kỹ năng thiết yếu, không khác gì việc phải nói được ít nhất một ngoại ngữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện và thời gian để lên lớp học theo cách truyền thống. Đối với tôi, FUNiX là một cuộc cách mạng trong phương pháp đào tạo, và là chìa khóa để mở ra nhiều cánh cửa cho những thế hệ “Harry Potter” mới trong thế giới phù thủy 4.0 hiện nay. Dĩ nhiên trong quá trình học thì chương trình còn nhiều điểm cần cải thiện, nhưng FUNiX là ngọn cờ đầu trong hình thức đào tạo hiện đại này.
Ở thế giới của Harry Potter, chỉ những phù thủy thật sự mới nhận được thư cú nhập học từ trường Hogwarts, còn ở thế giới của chúng ta, thư cú là cho mọi người. Ngày nay, việc muốn trở thành một “muggle” hay phù thủy là nằm ở lựa chọn trong tầm tay của mỗi người.
Chúc mừng, bạn đã nhận được 1 thư cú!
Sài Gòn, 23/10/2020
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX
Bài liên quan
Cách nam sinh 12 tuổi bắt nhịp nhanh với khóa học IT trực tuyến
Ngoài việc vào lớp đều đặn tuần ba buổi, Dương thường xuyên xem các video bài giảng, làm bài tập thực hành, hỏi mentor nếu gặp khó để hiểu sâu bài học.
Cậu bé 12 tuổi mê học lập trình từ sở thích chơi game
Tham gia khóa học Khoa học máy tính với Python của FUNiX, Bùi Phụng Minh Tâm (12 tuổi, Hải Phòng) thêm hứng thú lập trình lại thỏa mãn sở thích chơi game. Nhận thấy con thích chơi điện tử, dùng...
Cậu bé 12 tuổi học online hướng nghiệp sớm ngành công nghệ
Tham gia các khóa học công nghệ tại FUNiX từ sớm giúp Trần Thiên Bá Lộc (12 tuổi, An Giang) hiểu hơn về ngành công nghệ thông tin và xác định hướng đi nghề nghiệp sớm. Trần Thiên Bá Lộc,...
BlockchainWork và FUNiX hợp tác phát triển nguồn nhân lực blockchain
Tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX và Cộng đồng nhân sự blockchain Việt Nam BlockchainWork ký kết hợp tác chiến lược về tuyển dụng và đào tạo giữa hai đơn vị. Trong bối cảnh Blockchain đang trở thành một...
Cậu bé lớp 5 thỏa đam mê công nghệ với khóa lập trình Scratch
Đào Duy Phúc Hưng (10 tuổi, Hà Nội) học lập trình Scratch tại FUNiX và ngày càng yêu thích công nghệ nhờ được học chương trình hay, có mentor giỏi dẫn dắt.
Nhà sáng lập FUNiX chỉ ra ba kỹ năng người trẻ cần cho tương lai
Khả năng làm chủ công nghệ thông tin, năng lực tự học và tìm kiếm mentor là ba kỹ năng người trẻ cần, theo TS Nguyễn Thành Nam, nhà sáng lập FUNiX.
Founder FUNiX trao 1.000 suất học bổng công nghệ cho học sinh
Nhà sáng lập Tổ chức Giáo dục trực tuyến FUNiX Nguyễn Thành Nam trao 1.000 suất học bổng lập trình, tổng trị giá hơn 10 tỷ đồng cho học sinh phổ thông toàn quốc.
Nhiều bạn trẻ tuổi teen học công nghệ thông tin với FUNiX Wings
Nhiều bạn trẻ tuổi teen chọn khóa học công nghệ FUNiX Wings, như một lựa chọn trên lộ trình hướng nghiệp sớm.
Bình luận (0
)